Trí tuệ Nhân tạo trong Tin học Y tế

Giới thiệu nhóm nghiên cứu về Trí tuệ Nhân tạo trong Tin học Y tế

Nhóm nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong Tin học Y tế thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế bằng cách tích hợp AI và khoa học dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, giảm bất bình đẳng trong y tế và tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Với đội ngũ liên ngành, chúng tôi ứng dụng học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân tích dự đoán để hỗ trợ ra quyết định, đào tạo nhân viên y tế bằng AI, cung cấp chẩn đoán chính xác trong hình ảnh y khoa và nâng cao hiệu quả truyền thông y tế công cộng. Thông qua những nỗ lực này, chúng tôi giải quyết các thách thức quan trọng và thúc đẩy một nền y tế công bằng, dựa trên thông tin và dữ liệu.

Lĩnh vực nghiên cứu tiêu biểu

Photo of two male Asian doctors holding notebooks and discussing with each other
  • Tin học Y tế ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo
  • Bất bình đẳng trong công nghệ AI trong y tế
  • Đào tạo nhân viên y tế dựa trên AI
  • Truyền thông y tế công cộng hỗ trợ bởi AI
  • Phân tích hình ảnh y khoa bằng AI

Sự kiện tiêu biểu

  • Diễn giả chính tại Ngày hội Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam AI4VN 2024
  • Đóng góp hai báo cáo tư vấn cho Chính phủ Úc về bất bình đẳng trong công nghệ AI trong y tế và giáo dục y khoa
Photo of students and staff from RMIT attending the Advacing STEM research & Transforming future leaders conference

Bài nghiên cứu tiêu biểu được xuất bản

  • Lui, C.X., Yang, N., Tang, A., & Tam, W.W.S. (2025). Effectiveness evaluation of smart home technology in preventing and detecting falls in community and residential care settings for older adults: a systematic review and meta-analysis. The Journal of Post-Acute and Long-Term Care Medicine, Jan;26(1):105347. (SJR: Q1 - Top 1.74%)
  • Tran, T.H., Vu, D.H., Tran, M.H., Dao, V.H., Vu, H., & Nguyen, T.T. (in press) "GIFCOS-DT: One stage detection of gastrointestinal tract lesions from endoscopic images with distance transform", IEEE Access. (SJR: Q1 – Top 15.9%)
    Tang, A., Tung, N., Nguyen, H. Q., Kwok, K. O., Luong, S., Bui, N., Nguyen, G., & Tam, W. (2024). Health information for all: do large language models bridge or widen the digital divide? The BMJ, 387, e080208. (SJR: Q1 – Top 3.5%)
  • Tang, A., Li, K.K., Kwok, K.O., Cao, L., Luong, S., & Tam, W. (2024). The importance of transparency: Declaring the use of generative artificial intelligence (AI) in academic writing. Journal of Nursing Scholarship, 56(2), 314–318. (SJR: Q1 - Top 5.2%)
    Woo, B., Huynh, T., Tang, A., Bui, N., Nguyen, G., & Tam, W. (2024). Transforming nursing with large language models: from concept to practice. European Journal of Cardiovascular Nursing, 23(5), 549–552. (SJR: Q1 – Top 3.7%)
  • Wei, W.I., Leung, C.L.K., Tang, A., McNeil, E.B., Wong, S.Y.S., & Kwok, K.O. (2024). Extracting symptoms from free-text responses using ChatGPT among COVID-19 cases in Hong Kong. Clinical Microbiology and Infection, 30(1), 142.e1–142.e3. (SJR: Q1 - Top 3.0%)
    Tam, W., Huynh, T., Tang, A., Luong, S., Khatri, Y., & Zhou, W. (2023). Nursing education in the age of artificial intelligence powered Chatbots (AI-Chatbots): Are we ready yet? Nurse Education Today, 129, 105917. (SJR: Q1 – Top 5.8%)
  • Dao, H.V., Dao, Q.V., Lam, H.N., Hoang, L.B., Nguyen, V.T., Nguyen, T.T., Vu, D.Q., Pokorny, C.S., Nguyen, H.L., Allison, J., Goldberg, R.J., Dao, A.T.M., Do, T.T.T., & Dao, L.V. (2022). Effectiveness of using a patient education mobile application to improve the quality of bowel preparation: a randomised controlled trial. BMJ Open Gastroenterology, Jun;10(1), e001107. (SJR: Q1 - Top 21.34%)

Trưởng nhóm nghiên cứu

Photo of RMIT academic staff

Tiến sĩ Arthur Tang, Giảng viên cấp cao

Tiến sĩ Arthur Tang đang dẫn dắt nghiên cứu liên ngành về Tin học Y tế Ứng dụng AI thông qua hợp tác với các tổ chức danh tiếng tại châu Á, bao gồm Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Trung văn Hồng Kông và Đại học Hồng Kông. Những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực tin học y tế được công nhận qua các trích dẫn chính sách từ các tổ chức uy tín toàn cầu như CDC Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông đã công bố hơn 40 bài nghiên cứu trên các tạp chí học thuật hàng đầu và chia sẻ chuyên môn của mình thông qua các bài bình luận và phân tích trên các phương tiện truyền thông lớn.

Thành viên chính thức

Thành viên cộng tác

bàn tay đặt trên một chiếc máy tính xách tay trên bàn gỗ với một chiếc ví và điện thoại di động bên cạnh người dùng.

Tham gia chương trình Tiến sĩ tại RMIT

RMIT cung cấp các suất học bổng toàn phần (toàn bộ học phí và khoản trợ cấp 14 triệu đồng/tháng) cho các nghiên cứu sinh tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về điều kiện nhận học bổng. Số lượng học bổng có thể thay đổi tùy điều kiện.

Liên hệ đội ngũ nghiên cứu

Tìm hiểu thêm về các nhóm nghiên cứu khác