Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ thực hiện nghiên cứu về nhiều đề tài liên quan đến kỹ thuật, công nghệ thông tin và thành phố thông minh.
Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ thực hiện nghiên cứu về nhiều đề tài liên quan đến kỹ thuật, công nghệ thông tin và thành phố thông minh.
“Thành phố Thông minh” là tên của dự án nghiên cứu toàn diện của Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ RMIT. Dự án nhắm đến xây dựng hệ thống đô thị thân thiện, thông minh, kết nối, có khả năng thích ứng, cũng như có mối tương tác chặt chẽ với các nhóm đối tượng liên quan như người dân, chính phủ, hạ tầng và doanh nghiệp. Lợi ích mang lại từ mô hình Thành phố Thông minh sẽ là những giải pháp tân tiến để giải quyết các vấn đề có tính cộng đồng bằng sự phát triển của công nghệ, với nền tảng giao tiếp là tác nhân cơ bản.
Nghiên cứu này hứa hẹn sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho Việt Nam khi cung cấp góc nhìn cận cảnh về bản chất của mô hình Thành phố Thông minh cũng như đưa ra chiến lược nền tảng để thay đổi các thành phố tại Việt Nam theo mô hình này.
Giảm thiểu tiêu thụ các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nước và năng lượng
Tăng cường hiệu quả sử dụng của các cơ sở hạ tầng có sẵn, giúp nâng tầm chất lượng sống
Giới thiệu các dịch vụ hiện đại một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn
Cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại khi tăng cường tính thời gian thực trong thành phố và khối cơ sở hạ tầng
Nâng cao chất lượng môi trường thông qua phân tích cao điểm trong sử dụng tài nguyên và hệ thống giao thông nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp từ chính phủ.
Tốc độ và mật độ của các nền tảng giao tiếp mang lại bởi internet đang thúc đẩy nhu cầu đổi mới giáo dục vượt khỏi phạm vi lớp học truyền thống. Các phương pháp mới như học tập theo dự án hứa hẹn tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện chất lượng giáo dục ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ đang chủ động tiến hành các nghiên cứu về các phương pháp giáo dục mới phù hợp với các xu hướng thay đổi trên toàn cầu.
Hệ thống tải điện thông minh là một trong những cách tiếp cận chủ chốt để tìm ra phương pháp quản lý toàn diện cho các lưới điện thông minh siêu nhỏ (microgrid), là giải pháp cải tiến hiệu quả trong sử dụng và sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo. Nghiên cứu cho thấy, việc tải điện thích hợp có thể giúp tiết kiệm đến 15% nguồn năng lượng. Hiện tại có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau trong việc quản lý tải điện bằng cách sử dụng các thiết bị kiểm soát khác nhau.
Dự án đặt mục tiêu xây dựng, lập trình và kiểm tra hệ thống quản lý tải điện, nhằm ứng dụng vào quản lý lưới điện thông minh một chiều, song song đó, thành quả của dự án có thể được ứng dụng trong hệ thống quản lý điện hiện đại của các phương tiện giao thông sử dụng điện (EV).
Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu phương pháp giải quyết những rào cản trong việc áp dụng mô hình học tập theo dự án (PBL) dành cho các sinh viên công nghệ đang chuẩn bị vào năm đầu tiên của chương trình đại học. Dự án đi theo hướng tiếp cận giáo dục xuyên quốc gia, với điển hình là Đại học RMIT Việt Nam, bên cạnh bối cảnh trong khu vực.
Công trình còn đào sâu tìm hiểu quan điểm của sinh viên về mô hình PBL, nhấn mạnh thời điểm áp dụng vào giai đoạn bắt đầu của chương trình đại học. Những phát hiện từ đề tài sẽ giúp các nhà giáo dục nâng cao hiệu quả của phương pháp PBL trong các bối cảnh được thiết kế riêng biệt.
Các hoạt động của người dân được phản ánh qua cách họ di chuyển để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khái niệm này bao gồm cách di chuyển trong các tòa nhà, cách đi bộ cũng như sử dụng phương tiện giao thông trên đường. Việc mô hình hóa các hoạt động này là chìa khóa để tạo ra các công trình thông minh và hệ thống đường xá an toàn hơn - giúp nâng tầm chất lượng cuộc sống trong đô thị.
Nhóm nghiên cứu lưu trữ dữ liệu, phân tích và tạo ra các hành lang trực quan nhằm mô hình hóa các hoạt động của con người và xe cộ. Một mạng lưới các cảm biến máy tính chuyên dụng chạy bằng hệ điều hành Android được lắp đặt trong các tòa nhà và trên đường phố nhằm phân tích theo thời gian thực các hình ảnh, đo lường các tham số di chuyển của người dân và phương tiện giao thông gồm số lượng, tốc độ và phương hướng. Những dữ liệu thu được từ hàng loạt các cảm biến này sau đó được phân tích để đưa ra các kiểu mẫu hành vi, làm nền tảng cơ bản cho việc lập nên các mô hình hoạt động khác nhau.