Nhóm nghiên cứu này tập trung khám phá sự giao thoa giữa công nghệ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Nghiên cứu liên ngành của chúng tôi khai thác các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), công cụ giảng dạy tương tác và phân tích dữ liệu học tập nhằm nâng cao kết quả học tập và tăng cường sự gắn kết của sinh viên. Nhóm giải quyết các thách thức quan trọng như xây dựng môi trường học tập tích cực, cá nhân hóa trải nghiệm học tập theo nhu cầu từng sinh viên, sử dụng dữ liệu để tối ưu thiết kế giảng dạy và tích hợp cơ hội học tập gắn liền với thực tiễn ngành nghề, giúp sinh viên sẵn sàng hơn cho sự nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi kết nối lý thuyết với thực tiễn, mang đến những hiểu biết hữu ích cho nhà giáo dục và đóng góp vào lĩnh vực giáo dục ứng dụng công nghệ. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu của nhóm mở rộng phạm vi tác động ra ngoài cộng đồng RMIT thông qua các dự án hợp tác với giáo viên và trường học địa phương. Bằng cách chia sẻ các nghiên cứu và đổi mới tiên tiến, đồng thời cung cấp các chương trình đào tạo cho giáo viên, nhóm nghiên cứu góp phần giúp họ thích ứng với phương pháp giảng dạy mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh Việt Nam, thúc đẩy sự chuyển đổi công nghệ và giáo dục của đất nước.
Dự án này đã nhận được tài trợ sau vòng hai bởi Quỹ đởi mới chiến lược của RMIT Việt Nam. Dự án nhằm mục đích cách mạng hóa giáo dục tại Việt Nam bằng cách triển khai chương trình đào tạo toàn diện về các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến và phương pháp sư phạm liên quan cho các nhà giáo dục.
Tiến sĩ Thanh Pham là giảng viên ngành Kỹ thuật Điện tử và Hệ thống Máy tính tại Đại học RMIT Việt Nam từ năm 2011. Lĩnh vực nghiên cứu của anh bao gồm kỹ thuật vi điện tử, giáo dục công nghệ, học tập dựa trên dự án và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) trong giáo dục và y tế. Là một nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm, Thanh tập trung vào các chiến lược giảng dạy và học tập đổi mới trong giáo dục đại học, với nhiều công trình nghiên cứu về học tập dựa trên dự án và giảng dạy liên ngành. Gần đây, anh nghiên cứu về lợi ích và thách thức của việc tích hợp GenAI vào các chương trình đào tạo kỹ thuật. Bên cạnh giảng dạy ở bậc đại học, Thanh còn có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục STEAM ở cả cấp phổ thông và đại học tại Việt Nam. Anh cũng thiết kế và dẫn dắt các chương trình đào tạo STEAM cho giáo viên K-12, giúp họ áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo và thực tiễn vào lớp học.