Việt Nam nên làm gì trong những năm tới?
Chính phủ Việt Nam vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai RCEP nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan tổ chức liên quan, quyết định các biện pháp chỉ đạo và điều hành liên quan, và các biện pháp khác để thực hiện thỏa thuận này một cách đầy đủ và hiệu quả.
Một số cải tiến cần được thực hiện ở Việt Nam trong những năm tới:
Tiến sĩ Santiago Velasquez, giảng viên ngành Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT, cho rằng Việt Nam nên tập trung vào các sản phẩm có giá trị cao hơn bên cạnh việc duy trì kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu thô.
Tiến sĩ Velasquez chia sẻ: “Với tư cách là thành viên chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam sẽ thu hút các hiệp định thương mại tự do FTA -- cả song và đa phương – nhiều hơn nữa vì các nước khác sẽ có xu hướng đảm bảo dòng chảy của nguyên liệu thô và sản phẩm tiêu dùng”.
“Việt Nam sẽ tiếp tục tìm thấy cơ hội từ hàng hoá và các ngành sản xuất chính. Tuy nhiên, nỗ lực sinh lợi cao nhất sẽ đến từ việc sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn”, Tiến sĩ Velasquez giải thích.
Bằng cách nâng cao ứng dụng công nghệ và trình độ lao động, Việt Nam sẽ có thể xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn mà vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp nguyên liệu thô. Nhờ đó, các sản phẩm có giá trị cao sẽ có tính cạnh tranh cao về sản xuất, vận chuyển và chi phí nhập khẩu được giảm bớt nhờ các FTA, Tiến sĩ Velasquez bổ sung thêm.
Chính phủ Việt Nam cũng cần tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế và tập trung cải cách thể chế. Hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và môi trường kinh doanh tốt hơn sẽ tạo thuận lợi cho việc giao thương đồng thời cho phép doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA mang lại.
Trong khi cải cách thể chế có thể mất nhiều thập kỷ và các khuyến nghị ngắn hạn cũng cần thời gian, vấn đề đặt ra là quản lý thế nào để triển khai hiệp định một cách hiệu quả.
Tiến sĩ Duy cho biết việc cải thiện phổ biến thông tin cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN, nên là ưu tiên của chính phủ.
Ông chia sẻ: “Doanh nghiệp cần được thông tin đầy đủ về RCEP từ góc độ kinh doanh: cơ hội thị trường mới, thách thức có thể gặp phải, hỗ trợ từ chính phủ và những gì họ cần làm để hưởng lợi từ các FTA này”.
“Ngoài việc phổ biến thông tin, chính phủ cần quan tâm hơn đến các hoạt động cải thiện xây dựng năng lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. Các hoạt động nâng cao xây dựng năng lực cần giúp doanh nghiệp định vị trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đồng thời giúp họ biết cách duy trì vị trí chiến lược đó và từng bước đi lên trong chuỗi giá trị”, Tiến sĩ Duy chia sẻ thêm.
Bài: Lê Mộng Thuý