Chuyên gia khuyên hãy tỉnh táo trước cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Chuyên gia khuyên hãy tỉnh táo trước cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ và giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT, cho biết Việt Nam nên tỉnh táo tận hưởng niềm vui với cơ hội đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra.

Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ và giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT, cho biết Việt Nam nên tỉnh táo tận hưởng niềm vui với cơ hội đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ và giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT, cho biết Việt Nam nên tỉnh táo tận hưởng niềm vui với cơ hội đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra.

Trong bài phát biểu gần đây tại lễ ra mắt chương trình Thạc sĩ Thương mại toàn cầu của Đại học RMIT, ông Olson kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và quan sát viên lưu ý một số yếu tố quan trọng khi đánh giá ảnh hưởng của mâu thuẫn thương mại này lên Việt Nam.

Vì giới hạn về quy mô lực lượng lao động cũng như cơ sở hạ tầng tại Việt Nam so với Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất cuối cùng sẽ chọn ở lại Trung Quốc và chấp nhận chi phí xuất khẩu đi Mỹ cao hơn.

“Hãy nghĩ về một số lợi thế cạnh tranh và về lực lượng lao động. Tại Việt Nam, các bạn có khoảng 14,5 triệu công nhân lao động, trong khi Trung Quốc có tới 200 triệu. Nhưng vấn đề ở đây không nằm ở quy mô, mà là ở kỹ năng. Lực lượng lao động Trung Quốc có tay nghề cao, đặc biệt khi cần đến chuyên môn về kỹ thuật - một điều kiện hết sức tiên quyết - để chế tác bậc cao trong những lĩnh vực như không gian hay trang thiết bị y tế phức tạp”, ông Olson, người còn nắm giữ vị trí chuyên gia nghiên cứu tại Hinrich Foundation, cho biết.

“Hãy nghĩ một chút về hạ tầng – cầu đường, cảng biển và đường sắt, những điều luôn được cân nhắc khi đưa ra các quyết định như “Chúng ta nên đặt nhà máy sản xuất ở đâu?” và “Chúng ta nên thiết lập chuỗi cung ứng như thế nào?”. Nếu xem xét mười cảng biển lớn nhất trên thế giới, các bạn sẽ thấy sáu trong số này được đặt ở Trung Quốc. Còn cảng lớn nhất ở Việt Nam được đặt tại TP. Hồ Chí Minh xếp hạng thứ 25”.

Tại phiên thảo luận trong buổi ra mắt ngành Thạc sĩ Thương mại toàn cầu, ông Olson - chuyên gia nghiên cứu tại Hinrich Foundation - kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và quan sát viên lưu ý một số yếu tố quan trọng khi đánh giá những ảnh hưởng của mâu thuẫn thương mại này lên Việt Nam. Tại phiên thảo luận trong buổi ra mắt ngành Thạc sĩ Thương mại toàn cầu, ông Olson - chuyên gia nghiên cứu tại Hinrich Foundation - kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và quan sát viên lưu ý một số yếu tố quan trọng khi đánh giá những ảnh hưởng của mâu thuẫn thương mại này lên Việt Nam.

Gia tăng giao thương với Mỹ - kết quả từ việc các nhà sản xuất quyết định chuyển nhà máy đến Việt Nam để tránh chi phí xuất khẩu cao hơn - sẽ khiến Việt Nam lọt vào tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump.

“Tôi không cần chia sẻ thêm với các bạn về quan điểm của Washington cũng như thái độ của Tổng thống Trump đối với những nước giao thương nhiều với Mỹ, đúng không?! Việt Nam sẽ gặp bất lợi khi thu hút quá nhiều sự chú ý phiền phức và bất lợi từ Washington”.

Ông Olson sẽ nằm trong số những chuyên gia đồng hành cùng giảng viên RMIT giảng dạy chương trình Thạc sĩ Thương mại toàn cầu. Chương trình đã và đang nhận hồ sơ đăng ký của sinh viên vào học học kỳ tháng 2/2020.

Chương trình hợp tác cùng Hinrich Foundation sẽ phát triển thế hệ lãnh đạo tương lai trong các ngành liên quan đến thương mại.

Ông Olson cho biết khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới biến đổi không ngừng trong thương mại quốc tế, những chuyên gia thấu hiểu về thương mại, về vấn đề trong giao thương và hệ thống giao thương, sẽ được săn đón.

“Đây là phần quan trọng trong những gì chúng tôi sẽ chuyển tải trong chương trình Thạc sĩ Thương mại toàn cầu – trang bị để các bạn làm việc trong môi trường giao thương quốc tế mới”.

(Từ trái sang) Phiên thảo luận về thương mại toàn cầu chào đón sự hiện diện của các diễn giả gồm chuyên gia nghiên cứu tại Hinrich Foundation ông Stephen Olson, Giám đốc Nhân sự Nestle Việt Nam bà Trương Bích Đào, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam Phó giáo sư Mathews Nkhoma và Giám đốc chương trình của Hinrich Foundation ông Alex Boome. (Từ trái sang) Phiên thảo luận về thương mại toàn cầu chào đón sự hiện diện của các diễn giả gồm chuyên gia nghiên cứu tại Hinrich Foundation ông Stephen Olson, Giám đốc Nhân sự Nestle Việt Nam bà Trương Bích Đào, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam Phó giáo sư Mathews Nkhoma và Giám đốc chương trình của Hinrich Foundation ông Alex Boome.

Hồ sơ ứng tuyển chương trình Thạc sĩ Thương mại toàn cầu cho học kỳ tháng 2/2020 sẽ kết thúc nhận đơn vào thứ Sáu ngày 14/2/2020. Để biết thêm thông tin và tìm hiểu về học bổng cho chương trình này, vui lòng truy cập theo đường dẫn https://www.rmit.edu.vn/vi/hoc-tap-tai-rmit/chuong-trinh-sau-dai-hoc/thac-si-thuong-mai-toan-cau

Bài: Simon Gladman

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Sau Đại học
  • Phát triển bền vững
  • Quốc tế
  • Logistics

Tin tức liên quan