Sinh viên bàn về những thách thức của thành phố

Sinh viên bàn về những thách thức của thành phố

Hơn 400 sinh viên, chuyên gia và cố vấn các ngành nghề từ khắp nơi trên thế giới đã tụ hội tại cơ sở Nam Sài Gòn, RMIT Việt Nam, để thảo luận và chia sẻ ý tưởng đổi mới sáng tạo cho TP. Hồ Chí Minh.

news-students-take-on-city-s-challenges

City Challenge (tạm dịch: Thử thách kiến tạo thành phố) kéo dài hai ngày, đã thu hút sinh viên Đại học RMIT từ Việt Nam, Úc, và các trường đối tác ở Hồng Kông, Singapore, Sri Lanka và Indonesia, cũng như sinh viên từ các quốc gia khác. Sinh viên tham gia thử thách làm việc với đối tác trong các ngành để tìm tòi về những giải pháp đổi mới sáng tạo quanh vấn đề bền vững, giao thông và cải thiện thành phố.

Brian Smeets, sinh viên trường Nghệ thuật Hồng Kông (bên trái hình), bắt lấy cơ hội đến Việt Nam để có được cái nhìn toàn cầu về đổi mới sáng tạo ở TP. Hồ Chí Minh. Brian Smeets, sinh viên trường Nghệ thuật Hồng Kông (bên trái hình), bắt lấy cơ hội đến Việt Nam để có được cái nhìn toàn cầu về đổi mới sáng tạo ở TP. Hồ Chí Minh.

Brian Smeets, sinh viên hiện đang học Thạc sĩ Mỹ thuật tại trường Nghệ thuật Hồng Kông, mô tả rằng châu Á “đang phát triển và mở rộng theo cách mà bạn không thường thấy”, đồng thời hào hứng với việc được dự phần vào quá trình thay da đổi thịt ở TP. Hồ Chí Minh. Anh muốn đến Việt Nam để xem cách người dân trải nghiệm cuộc sống và cách họ “tương tác với vùng đất này”.

Anh Smeets chia sẻ: “Sinh viên Việt Nam rất hào hứng với việc cải thiện thành phố mình. Các bạn thật sự có động lực để thành công theo cách mà bạn không thể thấy ở nhiều nơi khác. Thật đầy cảm hứng! Các ý tưởng khác nhau được triển khai hết sức nhanh chóng – tôi chưa bao giờ đưa ra nhiều ý tưởng với nhịp độ nhanh như vậy. Quy trình này thực sự đầy hứng khởi. Tôi thích được làm việc với các bạn khác để chinh phục thử thách và nghe ý tưởng của họ”.

Ông Gerard Shanahan, Giám đốc Bộ phận toàn cầu và trải nghiệm thuộc Đại học RMIT, phát biểu trước toàn thể người tham dự vào ngày đầu của chương trình. Ông Gerard Shanahan, Giám đốc Bộ phận toàn cầu và trải nghiệm thuộc Đại học RMIT, phát biểu trước toàn thể người tham dự vào ngày đầu của chương trình.

Ông Gerard Shanahan, Giám đốc Bộ phận toàn cầu và Trải nghiệm thuộc Đại học RMIT, cho biết Thử thách kiến tạo thành phố được tạo ra để xây dựng kỹ năng lãnh đạo và tính bền bỉ cho sinh viên, đồng thời cho các bạn trải nghiệm toàn cầu.

“Sinh viên RMIT ở mọi cơ sở tại châu Á cũng như Úc có quốc tịch cực kỳ đa dạng, và chúng tôi nhận thấy sinh viên cần kỹ năng lãnh đạo tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống và công việc trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay”, ông Shanahan nói.

“Với chúng tôi, điều thật sự quan trọng là sinh viên được tạo cơ hội để xây dựng tư duy toàn cầu, cho các bạn một số kỹ năng để đương đầu với khác biệt văn hóa, các vấn đề, cũng như cách nghĩ khác với các bạn”.

Sinh viên tham gia Thử thách kiến tạo thành phố đã dành ngày đầu tiên để tìm hiểu những thách thức đổi mới sáng tạo – chủ đề do Saigon Innovation Hub đưa ra – bằng cách gặp gỡ chuyên gia trong các ngành, lắng nghe bài phát biểu của các diễn giả khách mời và tự chứng kiến cách làm của các ngành nghề.

Sinh viên thảo luận về các khả năng đổi mới sáng tạo ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày thứ hai theo từng nhóm nhỏ, trước khi trình bày ý tưởng với hội đồng các chuyên gia để chọn ra nhóm chiến thắng chung cuộc. Ý tưởng dành thắng lợi sẽ được hỗ trợ để biến thành hiện thực ở TP. Hồ Chí Minh.

Maria Nicole Xin Xan, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tại Viện Quản trị Singapore (SIM), thấy các lớp học chuyên sâu và những chuyến tham quan là có giá trị nhất trong chương trình kéo dài hai ngày này. Maria Nicole Xin Xan, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tại Viện Quản trị Singapore (SIM), thấy các lớp học chuyên sâu và những chuyến tham quan là có giá trị nhất trong chương trình kéo dài hai ngày này.

Maria Nicole Xin Xan, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế Viện Quản trị Singapore (SIM), cho biết chính tiếng tăm trên trường quốc tế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đã hấp dẫn cô nhất khi ứng tuyển tham gia Thử thách kiến tạo thành phố.

Cô chia sẻ: “Tôi tin vào việc chớp lấy càng nhiều cơ hội và học hỏi càng nhiều quan điểm khác nhau khi bạn có thể. Có nhiều quan điểm khác nhau khi bạn làm việc trong một nhóm và chính điều này là nguồn cảm hứng cho đổi mới sáng tạo. Khi có nhiều cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, bạn sẽ dễ thấy những điểm tốt và xấu, để quyết định xem giải pháp đưa ra có thực tế hay không. Các chuyến viếng thăm cũng như các lớp học nâng cao khá hay, đã mở ra những điều mới mà tôi chưa từng nghĩ đến trước đây. Khi rời quê nhà, bạn sẽ thấy nhiều điều hơn. Nếu tôi thực sự muốn hiểu những nền văn hóa khác, tôi cần đến nơi đó”.

Chuyên gia từ các đơn vị đổi mới sáng tạo hàng đầu như Saigon Innovation Hub, Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN, Việt Nam Sạch và Xanh, Hiệp hội Bảo trợ trẻ em Christina Noble (CNCF), Suntory Pepsico, AVIVA, IKEA Group và Connecty, đã đến tham dự sự kiện.

Hiện các bạn sinh viên được mời hoàn tất Be CQ Ready, khóa học trực tuyến của Đại học RMIT nhằm tăng kỹ năng trí thông minh văn hóa (cultural intelligence).

Thử thách kiến tạo thành phố do Đại học RMIT hợp tác cùng tổ chức phi lợi nhuận phát triển lãnh đạo toàn cầu Common Purpose đồng tổ chức. Đây là một phần trong chương trình Trải nghiệm Lãnh đạo toàn cầu của trường. Sự kiện tương tự sẽ diễn ra tại Singapore vào tháng 10 năm nay.

Bài: Lisa Humphries

  • Sự kiện
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan