Nuôi dưỡng môi trường kinh doanh mở tại Việt Nam

Nuôi dưỡng môi trường kinh doanh mở tại Việt Nam

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, cố vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu để tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh và có thể hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu.

“Nước nào dựa vào nguồn nhân lực do mình đào tạo ra thì thành công (như Nhật Bản, Hàn Quốc). Nước nào dựa vào tài nguyên để phát triển là thất bại,” Tiến sĩ Trần Du Lịch, diễn giả chính tại sự kiện do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại cả hai cơ sở của trường.

Hội thảo với tiêu đề “Môi trường kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Cơ hội, Thử thách và Cách để vượt lên” có sự tham dự của khoảng 300 lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, và học giả trong nước và quốc tế cũng như sinh viên từ các trường đại học.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT Việt Nam đồng thời là diễn giả và là người tổ chức sự kiện, cho biết cần hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực Việt.

Ông nói: “Để kiến tạo nền kinh tế vững mạnh bằng nguồn nhân lực của đất nước, các trường đại học trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam cần có kế hoạch trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức của thế kỷ 21, cũng như hiểu biết sâu sắc về xu hướng kinh doanh trên thế giới. Chương trình kinh doanh quốc tế nên chú trọng phát triển kỹ năng quản lý qua các tình huống thực tế và phân tích xu hướng kinh doanh trên thế giới”.

“Chương trình Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh quốc tế) tại RMIT Việt Nam tập trung giảng dạy về luật quốc tế, marketing toàn cầu, khởi nghiệp, kinh tế vĩ mô, tài chính, quản lý và kinh tế”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT Việt Nam, trình bày tại Hội thảo chuyên đề Kinh doanh quốc tế. Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT Việt Nam, trình bày tại Hội thảo chuyên đề Kinh doanh quốc tế.

Tiến sĩ Trung bổ sung thêm rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới với mức tăng trưởng năm 2017 là 6,7%. 

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh quốc tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản và cần cải thiện nhiều từ đây đến năm 2035 để theo kịp xu thế toàn cầu hóa và thời đại thông tin.

Tiến sĩ Du Lịch đồng ý với ý kiến trên và chỉ ra một số điểm trọng yếu cần khắc phục để hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu như: Chính phủ Việt Nam nên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, tập trung mở rộng quy mô nền kinh tế, và nâng cao chất lượng thị trường cổ phiếu, trái phiếu và bảo hiểm.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, cố vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là diễn giả chính tại sự kiện. Tiến sĩ Trần Du Lịch, cố vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là diễn giả chính tại sự kiện.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng quốc hội, cho biết Việt Nam phải kiến tạo văn hóa và triết lý kinh doanh mới cho đất nước, trong đó tập trung vào đạo đức kinh doanh.

Ông nói: “Để phát triển môi trường kinh doanh quốc tế tốt, chúng ta phải ngừng ngay kiểu tư duy ngắn hạn, đẩy mạnh kết nối trong nền kinh tế, cũng như cải thiện tính minh bạch trong quan hệ kinh doanh”.

Hội thảo chuyên đề Kinh doanh quốc tế khai thác cơ hội và thử thách phát triển môi trường kinh doanh quốc tế mở tại Việt Nam. Hội thảo chuyên đề Kinh doanh quốc tế khai thác cơ hội và thử thách phát triển môi trường kinh doanh quốc tế mở tại Việt Nam.

Hội thảo chuyên đề kinh doanh quốc tế do Khoa Kinh doanh & Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, tổ chức lần đầu tiên.

Bài: Lê Mộng Thúy

  • Quản trị Nguồn Nhân lực
  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Sự kiện

Tin tức liên quan