3. Tăng cường nguồn nhân lực. Các thành phố được lựa chọn cần đầu tư vào hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển lực lượng lao động chất lượng cao trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và fintech. Việc đào tạo đội ngũ chuyên gia lành nghề sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt về giao thông, viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác là yếu tố thiết yếu để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn tổ chức tài chính lớn nhỏ quy tụ về trong tương lai.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao vị thế và khả năng kết nối của TTTC trên quy mô toàn cầu. Là TTTC quốc tế, TP. Hồ Chí Minh cần đặc biệt lưu ý xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các TTTC quốc tế và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới để nâng cao uy tín và khả năng hội nhập. Việc hợp tác quốc tế cũng giúp thành phố học hỏi và áp dụng các thông lệ tốt nhất trên thị trường toàn cầu.
6. Thúc đẩy đổi mới fintech bởi đây là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TTTC. TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực fintech.
7. Để thu hút nhà đầu tư quốc tế và cạnh tranh với các TTTC lớn trong khu vực như Singapore và Hồng Kông, Việt Nam cần phát triển năng lực cạnh tranh cốt lõi và tạo sự khác biệt cho trung tâm của mình. Điều này bao gồm việc xây dựng các lợi thế độc đáo và các điều kiện kinh doanh hấp dẫn hơn để khuyến khích dòng vốn quốc tế chuyển dịch về Việt Nam. Việt Nam có thể tham khảo ý tưởng từ các chính sách thu hút nhà đầu tư từ các TTTC khác như việc Thụy Sĩ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các công ty fintech thông qua hỗ trợ hạ tầng và ưu đãi thuế, hay như việc Busan (Hàn Quốc) cung cấp các chính sách miễn thuế có điều kiện cho các tổ chức tài chính nước ngoài.
Việc triển khai các chính sách, chiến lược cần được thực hiện một cách cẩn trọng và có lộ trình cụ thể, chia thành nhiều giai đoạn phát triển phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời, cần phải xem xét kỹ lưỡng tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của các thành phố được lựa chọn để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của TTTC trong tương lai.
Bài: Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh, giảng viên Tài chính, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam
Hình đại diện / hình đầu trang: THINK b – stock.adobe.com