RMIT Việt Nam đi đầu đổi mới AI trong giáo dục đại học

RMIT Việt Nam đi đầu đổi mới AI trong giáo dục đại học

Hội thảo về tầm nhìn giáo dục đại học đầu tiên của Đại học RMIT Việt Nam năm 2024 nêu bật tác động mang tính chuyển đổi của AI và đổi mới trong giáo dục, thể hiện cam kết của trường với dạy và học mang tính đổi mới, cũng như sự xuất sắc trong giáo dục.

Một trong những hiểu biết chính được chia sẻ từ sự kiện này là tiềm năng cải cách các hoạt động giáo dục của trí tuệ nhân tạo (AI). Các diễn giả uy tín, gồm Giáo sư Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Tiến sĩ Sean McMinn, Giám đốc Trung tâm Đổi mới giáo dục, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, đã có phần chia sẻ thú vị về tác động mang tính chuyển đổi của AI và những sáng kiến đổi mới khác đang hình thành trong thiết kế học tập và thực hành giáo dục.

“Tương lai của học tập được xác định bởi ba nguyên tắc chính: khả năng thích ứng, tính toàn diện và sự hợp tác”, Giáo sư Vinh nhấn mạnh.

Những công nghệ đang phát triển nhanh chóng như AI và thực tế ảo đang thay đổi mặt bằng giáo dục, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách phát triển nội dung và phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, điều cốt yếu là phải đảm bảo tiếp cận công bằng cho toàn bộ sinh viên. Quan trọng là chuyển đổi này không thể thành công một cách đơn độc. Hợp tác là điều cốt lõi nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều đồng thuận và cùng phối hợp hài hòa hướng tới các mục tiêu đúng đắn với thái độ đúng mực.

Tiến sĩ McMinn đã trình bày dữ liệu thuyết phục về chuyển đổi các kỹ năng công việc cũng như nhu cầu thị trường, nhằm nêu bật các thành tố quan trọng của “sự sẵn sàng thực sự”. 

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-1-higher-education-horizons' Tiến sĩ Sean McMinn, Giám đốc Trung tâm Đổi mới giáo dục, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, chia sẻ về những đổi mới đang nổi khác trong thiết kế học tập và thực hành giáo dục.

“Sự sẵn sàng thực sự liên quan đến nhiều thứ, chứ không phải chỉ có việc quen thuộc với các công cụ. Điều này đòi hỏi hiểu biết về đạo đức, đổi mới sáng tạo trong phương pháp sư phạm, và hợp tác giữa người và AI”, Tiến sĩ McMinn nói.

Ý kiến đồng thuận giữa các bên rất rõ ràng – những người làm công tác giáo dục cần nắm bắt và sử dụng các công nghệ như tăng cường thực tế ảo AR, thực tế ảo VR, thực tế ảo mở rộng XR và AI để tạo ra những môi trường học tập nhập vai chuẩn bị sinh viên cho tương lai của công việc.

Cân bằng đổi mới với hướng tiếp cận truyền thống

Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, quyền Phó giám đốc phụ trách sinh viên (Học thuật và chất lượng giảng dạy) Đại học RMIT, Tiến sĩ Jung Woo Han lưu ý: “Hôm nay, chúng ta có cơ hội nhìn nhận lại cách chúng ta tích hợp các công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như AI, vào phương pháp giảng dạy như thế nào để duy trì cân bằng với những hướng tiếp cận sư phạm truyền thống”.

Khi các cơ sở giáo dục điều hướng trong thế giới phức tạp được dẫn dắt bởi công nghệ, việc đạt được sự cân bằng phù hợp là rất quan trọng.

“Chúng ta là những tác nhân tạo thay đổi, và điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta hình dung ra một tương lai hoàn hảo tuyệt đối hay cực kỳ mất ổn định”, ông Glen O’Grady, Giám đốc Trải nghiệm và thành công học tập tại RMIT Việt Nam, cho biết. 

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-2-higher-education-horizons' Ông Glen O’Grady (thứ hai từ trái sang), Giám đốc Trải nghiệm và thành công học tập tại RMIT Việt Nam, nhấn mạnh rằng chìa khóa nằm ở cách chúng ta tận dụng AI như một công cụ hỗ trợ thay vì để nó trở thành một lực lượng gây rối.

“Chìa khóa nằm ở cách chúng ta tận dụng AI như một công cụ hỗ trợ thay vì một lực lượng gây rối. AI hay các công nghệ khác đều là bạn đồng hành, không phải lực lượng thay thế. Con người không thể thay thế”, ông nói.

Trong sự chuyển đổi công nghệ này, những người làm công tác giáo dục phải cởi mở để khám phá sức mạnh của đổi mới trong khi vẫn lưu tâm đến cách những công nghệ mới có thể tác động đến văn hóa lớp học hiện hữu. Tích hợp các công cụ AI một cách chu đáo có thể thúc đẩy phát triển các cộng đồng học tập mới, mang tính hợp tác và thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa sinh viên.

RMIT Việt Nam đi tiên phong trong việc định hình lại tương lai của học tập

Khi công nghệ tiếp tục phát triển, tầm quan trọng của việc trang bị cho những người làm công tác giáo dục và đội ngũ cán bộ giảng viên những kỹ năng cần thiết để điều hướng những thay đổi này là vô cùng to lớn. Hai phiên trao đổi kiến thức diễn ra trong khuôn khổ hội thảo tập trung vào các ứng dụng thực tiễn của AI và việc thiết kế học tập tại RMIT. Hai hoạt động này không chỉ trang bị cho người tham dự các kỹ năng mới mà còn giúp họ tự tin vào năng lực của bản thân trong việc triển khai những công nghệ này vào lớp học cũng như ở vai trò của họ.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-3-higher-education-horizons' Người tham dự tham gia trải nghiệm thực tế tại phiên chia sẻ về AI trong thực tiễn.

Phiên trao đổi về AI trong thực tiễn được giới thiệu bởi Nhà tương lai học về học tập, ông Nick McIntosh và Chuyên viên Công nghệ học tập, ông Nguyễn Tuấn Mạnh từ RMIT Việt Nam. Qua đó, người tham dự được biết về sức mạnh mang tính chuyển đổi của AI trong giáo dục đại học và tiếp cận với những công cụ phổ biến nhất. Người tham dự tìm hiểu cách làm thế nào AI có thể cải cách việc giảng dạy, đánh giá và quản lý, và thu hoạch được các chiến lược triển khai giải pháp AI có thể đưa vào thực thi. Phiên trao đổi còn đem đến trải nghiệm thực tế với Val 2.0, công cụ AI mà Đại học RMIT đồng phát triển với Microsoft – một ví dụ điển hình về cách AI tạo tác động trong giáo dục.

Ông McIntosh cho biết: “AI tạo sinh đang thay đổi tận gốc rễ cách chúng ta làm việc trong lĩnh vực giáo dục đại học, và người làm công tác giáo dục có phản hồi lẫn lộn về các công nghệ này – vừa lạc quan, vừa hoài nghi, và vừa choáng ngợp giữa dòng thay đổi. Đây là một hành trình phức tạp. Trong khi AI đem đến tiềm năng phi thường, chúng ta cần thừa nhận những quan ngại có căn cứ và đảm bảo rằng chúng ta đang hỗ trợ cộng đồng điều hướng những thay đổi này một cách chu đáo”.

Thiết kế học tập đang dần chiếm được tâm điểm đáng kể với tư cách là một công việc đặc thù, đặc biệt trong giáo dục đại học.

Phiên trao đổi về Thiết kế học tập do Trưởng phòng Thiết kế học tập tại RMIT Việt Nam, bà Sasha Stubbs và nhóm của mình tổ chức, đã giới thiệu quy trình thiết kế một khóa học đa hình thức toàn diện tại RMIT Việt Nam. Quá trình này tuân thủ các nguyên tắc về học tập đa hình thức của trường, cũng như phương pháp sư phạm đặc trưng của trường – active (chủ động), applied (ứng dụng) và authentic (chân thật). Người tham dự thu được nhiều hiểu biết sâu sắc về vai trò muôn mặt của người làm công tác thiết kế học tập. Những người làm công tác giáo dục và thiết kế học tập hợp tác chặt chẽ để tạo ra các trải nghiệm học kỹ thuật số mang tính tương tác và bao hàm.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-4-higher-education-horizons' Những người làm công tác giáo dục hợp tác thiết kế trải nghiệm học kỹ thuật số đổi mới trong phiên chia sẻ về Thiết kế học tập.

Hơn thế nữa, thiết kế học tập đang phát triển cùng với những tiến bộ trong AI. Thay vì bị lu mờ, hoạt động này đang khai thác triệt để sức mạnh của AI tạo sinh nhằm phát triển chiến lược tạo ra nội dung hấp dẫn cho các môi trường học tập đa dạng khác nhau.

“Tại RMIT, triết lý thiết kế học tập của chúng tôi được xây dựng dựa trên nền tảng sư phạm phong phú và tập trung vào hợp tác”, bà Stubbs cho biết.

“Chúng tôi cộng tác chặt chẽ với các thầy cô, những chuyên gia thực thụ về các chủ đề nhằm tạo ra những khóa học vừa hiệu quả vừa hấp dẫn. Quy trình làm việc của chúng tôi rất năng động, tích hợp các công nghệ mới nhất để nâng cao không chỉ chất lượng của nội dung, mà còn cả tính tương tác và chiều sâu của trải nghiệm học tập”.

Bài: Nguyễn Thùy Trang - Hoàng Hà

28/10/2024

Tin tức liên quan