Cuộc cách mạng thiết kế của Việt Nam: không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng thiết kế của Việt Nam: không gian nhỏ, tác động lớn

Giữa dòng chảy thiết kế của Việt Nam, một cuộc cách mạng đang âm thầm diễn ra, thách thức các chuẩn mực kiến trúc toàn cầu bằng cách ưu tiên sự nhạy cảm về văn hóa, ý thức môi trường và kết nối với con người hơn các công trình có quy mô lớn và tham vọng thương mại. Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam giải thích.

Kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam không chỉ đại diện cho các công trình mà còn là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa. Những văn phòng kiến trúc nhỏ ấm cúng đang định nghĩa lại tính bền vững, xem đây không chỉ là một hạng mục kỹ thuật cần hoàn thành mà còn là hướng tiếp cận toàn diện có cội rễ sâu xa từ bối cảnh địa phương. 

Các nguyên tắc thiết kế chính

Tính nguyên bản của vật liệu là điều cốt lõi của triết lý thiết kế này. Kiến trúc sư cố tình chọn vật liệu địa phương như gạch bông gió và gạch đất nung, tạo ra tham chiếu trực tiếp tới văn hóa truyền thống Việt, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường. Hướng tiếp cận này vượt xa lựa chọn mang tính thẩm mỹ, đó là chiến lược có chủ ý để đưa ký ức văn hóa vào các không gian vật lý.

Khả năng thích ứng với môi trường là một khía cạnh quan trọng khác của những cách thiết kế này. Mỗi không gian đều được suy ngẫm cẩn trọng để giải quyết những thách thức sinh thái trong tương lai, tích hợp kỹ thuật làm mát và thông gió tự nhiên phù hợp với khí hậu độc đáo của Việt Nam. Kiến trúc sư ưu tiên quan tâm về môi trường trong mỗi quyết định thiết kế của mình, biến bền vững từ một khái niệm trừu tượng thành một trải nghiệm hữu hình, sống động.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-1-rachel jahja' Thiết kế không phải là tạo ra các công trình lớn nhất mà là tạo ra không gian cộng hưởng để trải nghiệm của con người và môi trường hòa hợp với nhau. (Hình: AdobeStock - stock.adobe.com)

Trọng tâm của cách tiếp cận này là quan điểm lấy con người làm trung tâm. Kiến trúc sư thiết kế cho và với con người, vượt ra khỏi việc đơn thuần thể hiện tính thẩm mỹ. Không gian của họ được tạo ra để gợi lên các phản ứng cảm xúc, tạo ra mối dây liên kết và tôn trọng trải nghiệm của con người theo những cách vượt qua các chỉ số thương mại.

Lăng kính cảm hứng

Điều khiến những văn phòng kiến trúc sư quy mô nhỏ này khác biệt chính là triết lý cơ bản của họ - thiết kế không phải là tạo ra các công trình lớn nhất mà là tạo ra không gian cộng hưởng để trải nghiệm của con người và môi trường hòa hợp với nhau. Khi bạn bước vào những không gian này, bạn sẽ cảm thấy rùng mình – một bằng chứng thể hiện trí thông minh cảm xúc và văn hóa sâu sắc của họ.

Kêu gọi hành động

Với những người làm về kiến trúc, thiết kế và quy hoạch đô thị, mô hình của Việt Nam đem đến một bản vẽ chi tiết hấp dẫn: thiết kế bền vững là nghệ thuật lắng nghe - lắng nghe môi trường, các câu chuyện văn hóa và nhu cầu của con người. Nó thách thức câu chuyện thiết kế toàn cầu phổ biến xem thiết kế như một màn trình diễn phô trương sức mạnh công nghệ hoặc kinh tế.

Bền vững không chỉ là những cử chỉ to tát lớn lao, mà còn là những thay đổi nhỏ, nhất quán cùng tạo ra tác động đáng kể. Từ hành vi cá nhân đến chiến lược của tổ chức, mọi cú hích đều có giá trị.

Bài: Tiến sĩ Rachel Jahja, giảng viên và Đồng trưởng nhóm nghiên cứu Sáng tạo, Di sản và Xã hội, Khoa Truyền thông và Thiết kế, RMIT Việt Nam

Liên hệ Tiến sĩ Rachel Jahja để thảo luận sâu hơn về:

  • Studio thiết kế
  • Lý thuyết thiết kế
  • Lý thuyết thiết kế nội thất
  • Thực hành kiến trúc

Vui lòng gửi yêu cầu phỏng vấn của Anh/Chị về thư điện tử communications@rmit.edu.vn.

Tin tức liên quan