Trong giai đoạn thị trường đi lên kéo dài từ cuối tháng 3/2020 đến giữa tháng 11/2021, các dự án tiền mã hóa mọc lên như nấm. Mặc dù bị một số dự án lừa đảo bởi, các nhà đầu tư vẫn phần nào tin tưởng vào khả năng thu hồi khoản lỗ bằng cách đặt cược vào các dự án khác dẫn đến thua lỗ thêm.
Hành vi này có thể do nhà đầu tư thường quên rằng các dự án tiền mã hóa cũng giống như bất kỳ công ty khởi nghiệp nào đều có tỉ lệ thất bại trên 90%. Nhìn chung, tư duy hiện tại sẽ không giúp ích gì các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chẳng những thế về lâu dài, họ sẽ bị những người chơi lớn hoặc “cá voi” đẩy ra ngoài do tính chất thao túng của thị trường tiền mã hóa.
Môi trường sôi động và dân trí tốt
Bất chấp những thách thức trên, Việt Nam vẫn duy trì một vị thế độc đáo - trung tâm tiền mã hóa non trẻ và đang phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, Việt Nam vẫn sẽ có một tỉ lệ đáng kể (khoảng 68-70% dân số) người trưởng thành trong độ tuổi lao động trong 10 đến 15 năm tới. Việt Nam cũng được dự đoán sẽ có khoảng 50% dân số thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030, trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu có dân số thuộc tầng lớp trung lưu lớn nhất. Là nhóm dân số trẻ và am hiểu công nghệ, họ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc áp dụng tiền mã hóa hơn nữa và theo cách bền vững hơn.
Ngoài ra, giáo dục là chìa khóa để duy trì vị thế của Việt Nam như một tâm điểm về tiền mã hóa. Việt Nam quy tụ được các trường đại học có xếp hạng cao về giáo dục blockchain và tiền mã hóa, chẳng hạn như Đại học RMIT xếp thứ hai toàn cầu về blockchain.
Mặc dù quy định về tiền mã hóa ở Việt Nam có thể vẫn chưa rõ ràng trong ngắn hạn, Chính phủ nhận thức được rằng tài sản tiền mã hóa có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính và nền kinh tế nếu không được kiểm soát.
Do đó, một khung hoặc định hướng pháp lý rõ ràng hơn có khả năng sẽ được hiện thực hóa trong khoảng một năm tới, theo chỉ đạo của Phó thủ tướng với Bộ Tài chính nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản ảo, tiền mã hóa và tiền ảo vào tháng 4 năm nay.
Cuối cùng, việc Việt Nam được xếp hạng nhất trong chỉ số chấp nhận tiền mã hóa của Chainalysis trong hai năm liên tiếp cho thấy người Việt Nam rất sẵn lòng tham gia vào thị trường tiền mã hóa.
Tuy nhiên, trước những vụ lừa đảo từng xảy ra cũng như tình hình thị trường ngủ đông do đi xuống như hiện nay, ngành công nghiệp tiền mã hóa cần nâng cao uy tín và thể hiện sự phù hợp với nền kinh tế để giữ chân và thu hút nhiều người dùng hơn.
Nhiều việc phải làm
Khi có kế hoạch thiết lập một nền tảng tài chính số quốc gia hiện đại, bền vững và tích hợp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính đến năm 2030, Việt Nam cần thực hiện các hành động cần thiết để trở thành một trung tâm tiền mã hóa với khung pháp lý tiền mã hóa thuận lợi và là nơi đặt trụ sở của các công ty tiền mã hóa hàng đầu thế giới.