Theo Phó giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị tại Đại học RMIT, không có lối tắt nào để nâng cao lực lượng lao động số của Việt Nam. Thay vào đó, cần triển khai một kế hoạch dài hạn.
Ông đề xuất sáu bài học rút ra từ các nước như Singapore, Hàn Quốc, Phần Lan và Estonia:
(1) Giáo dục: Ưu tiên tích hợp các kỹ năng số, tiếp xúc sớm với viết code và tư duy máy tính.
(2) Các sáng kiến của chính phủ: Thúc đẩy năng lực số thông qua các kế hoạch tổng thể, đào tạo và học trực tuyến.
(3) Kiến thức số cho mọi người: Thúc đẩy kiến thức số cho mọi nhóm tuổi, bao gồm cả người già.
(4) Hợp tác: Chuyển đổi số toàn diện thông qua hợp tác công-tư và sự tham gia của các bên liên quan.
(5) Học tập suốt đời: Nhấn mạnh vào việc học tập liên tục, hỗ trợ nâng cấp kỹ năng số.
(6) Đổi mới: Nắm bắt tính linh hoạt, tư duy thiết kế và đổi mới để thúc đẩy xã hội số
Ông Lê Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn giao dịch tại PwC Việt Nam, chia sẻ: “Trong bối cảnh bất định, những kỹ năng như sự linh hoạt, giải quyết vấn đề và lãnh đạo có thể giúp người Việt Nam tự tin đối mặt với các thách thức”.
Ông cũng đề xuất rằng: “Các công ty thực hiện nhiều biện pháp để trang bị cho lực lượng lao động sẵn sàng trước thế giới số. Năm bước mà các nhà lãnh đạo nên xem xét bao gồm: (1) gắn kết và truyền cảm hứng cho nhân viên, (2) xác định khoảng cách giữa kỹ năng và sự không phù hợp, (3) phát triển và thực hiện nâng cao kỹ năng, (4) biến văn hóa công ty thành chất xúc tác cho thay đổi, và (5) đầu tư xây dựng năng lực lãnh đạo chuyển đổi”.
Sự kiện kéo dài bốn giờ này bao gồm năm bài thuyết trình và một loạt các cuộc đối thoại, trong đó có việc ra mắt sách trắng cung cấp thông tin quan trọng về “Tăng cường năng lực số” tại Việt Nam dựa trên tình trạng năng lực số hiện tại, cũng như các thông lệ quốc tế tốt nhất và bài học rút ra để phát triển các thành phố thông minh và bền vững.
Bài: Thùy Dung