Biến quản lý thành lãnh đạo thực thụ
Theo Tiến sĩ Seng Kok, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị nguồn nhân lực và chương trình Khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam, thiếu hụt nhân lực cấp quản lý có nghề đang tạo ra rào cản vô hình ngăn doanh nghiệp Việt nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Điều này ảnh hưởng đến năng lực của doanh nghiệp trong việc duy trì sự linh hoạt cũng như nâng cao thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.
“Nhu cầu phát triển nhân lực quản trị có chất lượng và tài giỏi ngày càng tăng cao hòng biến lực lượng quản lý cấp trung thành lãnh đạo tiềm năng trong tương lai”, Tiến sĩ Kok nhận định.
Ông lưu ý rằng sẽ mất nhiều năm để khoả lấp được khoản thiết hụt lao động tay nghề cao và cấp quản lý.
“Xây dựng năng lực luôn là mục tiêu lâu dài nhưng điều quan trọng là cần cân nhắc lên kế hoạch kế nhiệm, rèn luyện tính bền bỉ và chuyển giao tri thức, để cơ bản phát triển được lực lượng lao động không chỉ nâng cao tay nghề cao mà còn có thể phát triển lên từ nền tảng mà thế hệ đi trước để lại”.
Theo Tiến sĩ Kok, bước đầu tiên cần làm để đáp lại việc thiết hụt nhân sự là đẩy mạnh đào tạo nghề và kết nối các cơ sở giáo dục với nhu cầu của thị trường.
“Vẫn cần một số năm nữa thì quá trình xây dựng nguồn nhân lực mới thực sự “đơm hoa kết trái” để đáp ứng được số lượng và chất lượng cần có nhưng Việt Nam đang ở vị thế hoàn hảo để theo đuổi hành trình này”, ông nói.
Điều này không chỉ đem đến cơ hội thu hẹp khoảng thiết hụt kỹ năng và xây dựng đội ngũ quản lý của tương lai, mà còn là cơ hội rõ ràng để bồi đắp và nuôi dưỡng lực lượng lãnh đạo tương lai.
“Cấp quản lý giàu tiềm năng trở thành lãnh đạo là những người có động lực, uy tín và có thể bồi dưỡng được thế hệ nhân viên mới có tay nghề, năng động và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp”.
Việc tăng cường sử dụng công nghệ trong ngành nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược hơn trong tuyển dụng, huấn luyện và nhận diện nhân sự có tay nghề, đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.
“Nhờ áp dụng công nghệ để xem xét năng lực và khối lượng công việc, những khoản thiếu hụt về nhân sự có thể được dự báo trước và xử lý kịp thời thông qua đào tạo hoặc tuyển dụng theo mục tiêu rõ ràng”, Tiến sĩ Kok nhận xét. “Yêu cầu về mối quan hệ mật thiết hơn giữa ngành nghề và đào tạo cũng tăng cao, để từ đó có thể phối hợp xây dựng chương trình hoặc huấn luyện không chỉ trong phạm vi chương trình học mà giảng dạy kỹ năng thực tế cần có nơi làm việc”.