Nghiên cứu còn cho thấy, người sử dụng Inter-Dream không chỉ vô thức rơi vào thư giãn, mà còn tương tác với thiết bị một cách sáng tạo.
Tiến sĩ cho biết: “Một số người dùng chia sẻ rằng họ đã trải qua quá trình này bằng cách dùng tâm trí để điều khiển hệ thống - điều không hề nhỏ với việc tạo ra trạng thái tích cực trước khi ngủ vì ghi chép cho thấy rõ ràng rằng các hoạt động sáng tạo tác động hết sức tích cực lên cảm xúc và cảm giác. Hoạt động này thường diễn ra khi chúng ta hướng suy nghĩ khỏi các tác nhân căng thẳng trong cuộc sống và tập trung vào trải nghiệm hiện tại tạo ra từ phản ứng phản hồi thần kinh của hệ thống”.
Phó giáo sư Fabio Zambette, người hướng dẫn và đồng tác giả nghiên cứu, cho biết dù bản thân hệ thống không phải là đáp án cho một giấc ngủ ngon vì sẽ cần mẫu thử và nhóm kiểm tra lớn hơn cho can thiệp lâm sàng, cũng như cần tìm hiểu công nghệ ít ảnh hưởng đến giấc ngủ hơn, thiết bị này vẫn là một trường hợp nghiên cứu hết sức thú vị.
Sự kết hợp của nghệ thuật và khoa học – hai mảng tưởng chừng đối lập nhau – tạo cảm hứng cho sinh viên thiết kế RMIT Việt Nam đưa sáng tạo vào công nghệ và giải quyết các nhu cầu xã hội, nhất là khi trường đưa tăng cường thực tế ảo (AR), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo hỗn hợp (MR) vào giảng dạy từ năm 2016.
Thầy Ondris Pui, giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, cho biết trường thường xuyên cho sinh viên các ngành sáng tạo tiếp cận với những công nghệ và phương thức mới giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng bước chân vào mặt bằng việc làm thay đổi chóng mặt như hiện nay.
“Hướng tiếp cận của sinh viên ngành thiết kế trong xây dựng nội dung số không giống sinh viên các ngành khác. Các bạn nỗ lực tìm kiếm phương thức kết hợp nghệ thuật với công nghệ nhằm cải thiện những hoạt động trong cuộc sống thường nhật”, thầy Ondris chia sẻ.
“Sinh viên các ngành thiết kế, kỹ thuật và marketing tại RMIT tiếp cận các công nghệ này theo những hướng khác nhau. Sinh viên thiết kế tập trung vào ý tưởng lớn chứ không phải các công thức kỹ thuật. Thực hành theo lối đảo ngược giúp các bạn tạo ra những sản phẩm có thể áp dụng vào cuộc sống thường nhật”, ông Ondris nói.
Trong vài dự án mới đây, sinh viên RMIT đã ứng dụng công nghệ VR và AR để giúp các em nhỏ vượt qua nỗi sợ những sinh vật tưởng tượng trong bóng tối lúc đi ngủ và nâng cao nhận thức về chứng khó đọc để giúp cộng đồng đồng cảm hơn với những người mắc dạng rối loạn học tập này.
Không giới hạn trong phạm vi lớp học, sự tụ hội giữa nghệ thuật và khoa học dự báo sẽ mở ra cơ hội mới cho tương lai với nhiều sáng kiến và nghiên cứu lấy con người làm trọng tâm hơn.
Bài: Michael Quin và Cindy Tran