CLB WEC tạo ảnh hưởng lên cộng đồng tại TP. Hồ Chí Minh

CLB WEC tạo ảnh hưởng lên cộng đồng tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ý tưởng ban đầu - trao quyền cho phụ nữ và tạo ảnh hưởng tích cực lên TP. Hồ Chí Minh, CLB WEC - Women’s Empowerment Club (Trao quyền cho phụ nữ) đã mở rộng vai trò của mình, thực hiện thêm những dự án cộng đồng tạo ảnh hưởng tức thời lên quy mô rộng hơn.

WEC đưa định hướng mới vào ba đợt CLB mới nhất, trong đó CLB đợt gần nhất có sự tham gia của 29 phụ nữ tài năng. Tại đây, các bạn đã đưa kỹ năng và kinh nghiệm của mình vào hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận trong giải quyết vấn đề và phát triển. Các tổ chức đó gồm Giảng dạy vì Việt Nam, VinaCapital Foundation, She Will Be Strong, Precious Plastic Saigon, Tổ chức thiện nguyện Saigon Children và Trung tâm ICS của cộng đồng LGBTI.

Những phụ nữ tài năng từ nhóm WEC thứ sáu với hướng dẫn viên từ RMIT Việt Nam bà Felicity Brown (phía sau, bên phải) và Tổng lãnh sự Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh bà Mary Tarnowka (giữa, áo khoác xanh lá). Ảnh: Trung tâm Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh. Những phụ nữ tài năng từ nhóm WEC thứ sáu với hướng dẫn viên từ RMIT Việt Nam bà Felicity Brown (phía sau, bên phải) và Tổng lãnh sự Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh bà Mary Tarnowka (giữa, áo khoác xanh lá). Ảnh: Trung tâm Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh.

Sáu phụ nữ đến từ WEC đã nhận nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức Giảng dạy vì Việt Nam phân tích thị trường mục tiêu của họ, nâng cao năng lực thực hiện dự án và kết nối họ với các chương trình đào tạo thích hợp. Giảng dạy vì Việt Nam là tổ chức giúp đào tạo đội ngũ lãnh đạo trẻ và xây dựng hệ sinh thái bền vững để hỗ trợ giáo dục ở Việt Nam.

Cô Dương Thị Oanh và Nguyễn Hồng Sang, các Trưởng nhóm phát triển Tình nguyện viên của Giảng dạy vì Việt Nam, cho biết những gì nhóm WEC thực hiện được đã vượt khỏi kỳ vọng của họ, chứ không chỉ theo mỗi ý tưởng ban đầu là giúp phụ nữ thực hiện mục tiêu đặt ra.

“WEC giúp nâng cao năng lực của tình nguyện viên tại Giảng dạy vì Việt Nam bằng cách thực hiện các buổi chia sẻ về nghiên cứu thị trường và kết nối gia đình. Họ còn hỗ trợ và tư vấn một số tình nguyện viên trong các dự án khác”, các bạn chia sẻ.

“Thực tế, WEC đã hỗ trợ chúng tôi bằng cách chia sẻ kiến thức mới về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lấy con người làm trung tâm, tư duy thiết kế và truyền thông nội bộ, các bạn còn đóng góp tài liệu cho các dự án sắp tới. Nhờ sự hiện diện và hỗ trợ của các bạn, chúng tôi đã có được bộ kỹ năng giúp nâng cao năng lực bản thân”.

Các thành viên WEC tham gia vào dự án Giảng dạy vì Việt Nam gồm Trần Thị Hồng Liên, Nguyễn Thị Bảo Nhung, Đậu Thị Lan Phương, Nguyễn Ngọc Oanh, Uông Thu Hà và Lê Thị Hương. Các bạn đã đóng góp nhiều mảng chuyên môn khác nhau như đầu tư, quản lý dự án, giảng dạy, lập chiến lược và giáo dục. Các thành viên này đã dành nhiều thời gian cho dự án, các bạn còn đi Tây Ninh ba lần để quan sát và đánh giá tình hình. Họ còn tổ chức các buổi tập huấn cho các tình nguyện viên của Giảng dạy vì Việt Nam.

Nhóm WEC làm việc với Giảng dạy vì Việt Nam đã trình bày về trải nghiệm của mình tại buổi tổng kết chương trình WEC. Ảnh: Trung tâm Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh. Nhóm WEC làm việc với Giảng dạy vì Việt Nam đã trình bày về trải nghiệm của mình tại buổi tổng kết chương trình WEC. Ảnh: Trung tâm Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh.

Cô Uông Thu Hà - Trưởng bộ phận Văn hóa và Tinh thần, đồng thời là cựu sinh viên RMIT Việt Nam – cho biết Giảng dạy vì Việt Nam hết sức thích hợp với cô vào lúc này vì cô tin rằng “giáo dục là khoản đầu tư tốt nhất” vào cộng đồng.

“Tôi muốn học cách hỗ trợ cộng đồng từ những gì tôi có thể đóng góp. Tôi muốn mình có thể truyền cảm hứng cho người khác và nuôi dưỡng phẩm chất quan tâm đến người khác trong tôi”, cô Hà chia sẻ. “WEC là CLB hiệu quả nhất cho phụ nữ ở TP. Hồ Chí Minh. CLB này tạo hiệu quả thật sự và đền đáp cho cộng đồng. Chúng tôi là một nhóm phụ nữ đến để làm điều gì đó, và làm điều gì đó chính là kiến tạo sự trao quyền. WEC không phải là CLB chỉ giỏi nói không thôi, chúng tôi thực sự làm điều gì đó”.

Cô Nguyễn Thị Bảo Nhung - Phụ trách Đầu tư và Dự án cấp cao, đồng thời là cựu sinh viên RMIT – cho biết nhóm của cô sẽ tiếp tục hỗ trợ Giảng dạy vì Việt Nam dù chương trình WEC chính thức có kết thúc đi nữa.

“Tôi sẽ chia sẻ về WEC với các bạn nữ khác. Đây là cơ hội xây dựng mạng lưới giao lưu kết nối với những phụ nữ tích cực, chuyên nghiệp và tràn đầy năng lượng, những người khó có thể tìm được ở những nơi khác. Nhóm chia sẻ rất nhiều ý tưởng và hoài bão chung, điều này cho chúng tôi thêm sức mạnh để mạnh dạn theo đuổi con đường đã chọn và tiếp tục trao tặng lại cho cộng đồng, cũng như phát triển chuyên môn cho bản thân”.

Thành viên WEC đi Tây Ninh để quan sát nhóm đang làm việc với cộng đồng Chăm thuộc dự án Giảng dạy vì Việt Nam. Thành viên WEC đi Tây Ninh để quan sát nhóm đang làm việc với cộng đồng Chăm thuộc dự án Giảng dạy vì Việt Nam.

Cô Trần Thị Hồng Liên, Phụ trách Hoạch định chiến lược, cho biết WEC giúp cô “cập nhật những công việc mà phụ nữ Việt Nam đang làm và cách họ làm thế nào để giúp nâng cao bình đẳng giới ở Việt Nam”.

Đến nay, qua chương trình này, WEC đã hỗ trợ gần 150 phụ nữ được chọn từ hơn 700 đơn ứng tuyển. Tiếp nối thành công của nhóm WEC thứ sáu, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh vừa duyệt tài trợ cho hai nhóm nữa qua Chương trình Ngoại giao công. Khoản tài trợ được trao cho Bùi Tú Mỹ, cựu thành viên CLB WEC lần 6. Mỹ sẽ dẫn đầu nhóm thực hiện dự án với sự hỗ trợ của cô Felicity Brown, Trưởng phòng Tư vấn và Phát triển Nghề nghiệp của RMIT Việt Nam. Hai nhóm WEC tiếp theo sẽ tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Hoa kỳ tại Tp.HCM.

Bài: Lisa Humphries

  • Cộng đồng
15/07/2019

Chia sẻ

Tin tức liên quan