“Những ngôi trường khôn khéo sẽ cũng lắng nghe sinh viên của mình và xem xem các em đang nghĩ gì. Chính từ lý do này, chúng tôi còn tạo ra môn học ngắn hạn, tài liệu học truyền tải qua nhiều kênh khác nhau, và nhiều trải nghiệm thực tiễn hơn, đồng thời kết nối với cựu sinh viên – những bạn đã có kinh nghiệm làm việc”, bà nói thêm.
Theo kết quả nghiên cứu từ ManpowerGroup (Những kỹ năng của Cách mạng 4.0: Cần tìm người, Robot cần bạn), 87 phần trăm trong tổng số 19 ngàn nhà tuyển dụng từ 44 quốc gia lên kế hoạch tăng hoặc duy trì số lượng nhân viên vì việc tự động hóa đã diễn ra trong ba năm liên tiếp. Điều này cho thấy, thay vì cắt giảm cơ hội tuyển dụng vì sự “bành trướng” của công nghệ như tiên đoán trước đây, các tổ chức đang đầu tư vào số hóa đồng thời cũng đẩy mạnh nâng cao kỹ năng cho nhân viên của mình để họ có thể đảm đương những vị trí mới và bổ sung khi làm việc với máy móc.
Giáo sư McDonald cho biết: “Nghiên cứu xác nhận những điều chúng ta đã biết, rằng công nghệ tạo ra công nghệ và từ đó sẽ tạo ra việc làm. Sự thật chắc chắn là vài công việc sẽ biến mất hoàn toàn. Nhưng bất cứ nơi nào có dấu ấn của công nghệ, nơi ấy sẽ luôn có cơ hội mới – cơ hội nâng cao kỹ năng, tích hợp một phần với công nghệ, và còn tạo ra những vai trò hoàn toàn mới. Ba mươi năm trước ai biết được rằng vlogging (nhật ký bằng video) và influencer (người ảnh hưởng) lại trở thành một nghề?”.
Những nhân tố phá vỡ “khủng khiếp” nhất đến thời điểm này là Internet vạn vật (IoT), thu thập và phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và in 3D.
“Vai trò của một trường đại học trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp là bắt lấy những tư tưởng cấp tiến nhất và truyền đạt chúng theo cách dễ tiếp thu, nhằm hỗ trợ việc tích lũy kỹ năng quanh những công nghệ này, sau đó thực sự đẩy những công nghệ này tiến xa hơn bằng việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu, giảng dạy và kết nối với các ngành nghề đều nhằm đảm bảo rằng bằng cấp của RMIT luôn mang hơi thở thực tế”, Giáo sư chia sẻ. “Tất nhiên, công nghệ cũng đi kèm với những mối nguy. Chính vì vậy, nhà trường cần ở vị trí tiền tuyến trong những khám phá mới – những điều đóng vai trò như lương tâm trọng yếu của xã hội”.
Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng RMIT Việt Nam, đã chia sẻ tại sự kiện Tầm nhìn về Thế giới việc làm đến năm 2020 của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) về việc đào tạo lực lượng lao động tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu của thế kỷ 21.