Tương lai bền vững trong tay chúng ta

Tương lai bền vững trong tay chúng ta

Hãy gặp các nhà nghiên cứu của Đại học RMIT từ khắp nơi trên thế giới, hiện đang nghiên cứu từ khoa học khí hậu đến tái chế nông nghiệp, từ bao bì sản phẩm đến làm nông ở đô thị, những người đang nỗ lực hướng đến một tương lai bền vững.

Tiến sĩ Tiên Huỳnh là giảng viên khoa học và nhà nghiên cứu chuyên về cây dược liệu và giảm lãng phí. Tiến sĩ Tiên Huỳnh là giảng viên khoa học và nhà nghiên cứu chuyên về cây dược liệu và giảm lãng phí.

Tiến sĩ Tiên Huỳnh là giảng viên khoa học và nhà nghiên cứu chuyên về cây dược liệu và giảm lãng phí. Những thành tựu của bà gồm thiết lập dự án thay đổi cộng đồng cho các cây dược liệu đang bị đe dọa, môi trường bền vững và tái chế nông nghiệp.

Tiến sĩ Tiên Huỳnh từng được vinh danh là Siêu sao trong lĩnh vực giáo dục STEM năm 2017. Bà sống ở Úc và quay về quê nhà Việt Nam hàng năm để làm việc với nông dân trồng cà phê nhằm giúp ngành này bền vững hơn.

1. Thách thức lớn nhất trong lĩnh vực của bà là gì?

Hầu hết các vấn đề môi trường mà chúng tôi đối mặt đều không dễ giải quyết và không có giải pháp riêng lẻ cho từng vấn đề. Thuyết phục người dân thay đổi cách họ nhìn sự việc cũng là một thách thức.

Những nông dân trồng cà phê mà tôi làm việc cùng đã trồng cây này qua nhiều thế hệ. Tại sao họ phải nghe tôi đề xuất dùng công nghệ khác hoặc trồng theo cách khác sẽ thích hợp với biến đổi khí hậu hơn?

Có nhiều lãng phí trong cách trồng cà phê và làm nông cần phải điều chỉnh.

Chúng ta dùng ít hơn 1% lượng hạt và lãng phí sáu triệu tấn cà phê xay trên toàn cầu mỗi năm. Và số liệu này chỉ tính trên lượng hạt được chọn, trong khi hơn 50% đã bị thất thoát trong quy trình sàng lọc ban đầu.

Khi dân số tăng, chúng ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn và lãng phí nhiều hơn.

Tôi yêu cây cối và chúng có rất nhiều ứng dụng. Nhưng tôi có thể nhận thấy rất nhiều người đang dần trở nên rời xa môi trường tự nhiên quanh họ. Chúng ta cần biết lượng năng lượng cần có để sản xuất ra những cây trồng này và giảm lãng phí. Chúng ta không thấy điều này vì chúng đã được đóng gói trong túi nhựa trên các kệ hàng trong siêu thị.

2. Nghiên cứu của bà giúp tạo thay đổi như thế nào?

Nhiều người không thay đổi cách nhìn vấn đề và không có động lực đổi mới. Tôi tập trung nghiên cứu việc thay đổi cách chúng ta nhìn nhận chất thải như nguồn tài nguyên và sản phẩm giá trị, nhờ vậy chúng ta sẽ kiểm chứng tương lai của bản thân chúng ta từ việc sống trong đống rác của chính chúng ta.

Tôi hy vọng nghiên cứu của mình sẽ giúp mọi người nhìn thế giới với lăng kính khác và hiểu lợi ích của đổi mới. Chúng ta cần tìm giải pháp liên quan đến vấn đề tương lai hơn.

Tôi cũng hy vọng rằng niềm đam mê dành cho cây cối và nghiên cứu của tôi sẽ truyền cảm hứng để mọi người bớt lãng phí hơn. Cây cối là không khí chúng ta thở, thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc và là ngôi nhà chúng ta sống – không có cây cối, chúng ta sẽ không có hành tinh này, cũng sẽ không có nhân loại hay muôn thú.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Thư hiện đang giảng dạy tại RMIT Việt Nam và tập trung nghiên cứu tiêu dùng bền vững và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Tiến sĩ Nguyễn Anh Thư hiện đang giảng dạy tại RMIT Việt Nam và tập trung nghiên cứu tiêu dùng bền vững và thay đổi hành vi người tiêu dùng.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Thư là giảng viên Marketing tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam. Bà tập trung nghiên cứu tiêu dùng bên vững và thay đổi hành vi người tiêu dùng.

1. Thách thức lớn nhất trong lĩnh vực của bà là gì?

Việt Nam, quê hương tôi, đang công nghiệp hóa với tốc độ chóng mặt và đang dần trở thành xã hội tiêu dùng, với vấn đề rác thải nhựa ngày càng tăng.

Khoảng 60% trên tổng số 120 tấn bao bì được dùng hàng ngày ở TP. Hồ Chí Minh là nhựa.

Chính phủ đã khởi xướng chiến dịch marketing xã hội để tăng nhận thức của người tiêu dùng về ô nhiễm rác thải nhựa và giảm thiểu tiêu dùng. Tuy nhiên, không dễ thay đổi hành vị người tiêu dùng. Chúng ta cần hiểu đầy đủ hành vi của con người để tìm ra hành động tốt nhất và thay đổi để tốt đẹp hơn.

Thách thức lớn nhất là thu thập dữ liệu sơ cấp về hành vi người tiêu dùng vì đây là dữ liệu về sản phẩm cụ thể, con người cụ thể và tình huống cụ thể.

Các nhà nghiên cứu cần tập trung vào những hạng mục sản phẩm cụ thể vì lựa chọn và động cơ của người tiêu dùng mỗi nhóm có thể khác nhau. Người tiêu dùng có nền tảng văn hóa xã hội, cảm xúc và cá tính khác nhau. Thách thức này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nỗ lực, tận tụy và đam mê.

2. Nghiên cứu của bà giúp tạo thay đổi như thế nào?

Tôi nhiệt tâm trong thay đổi hành vi người tiêu dùng hướng đến văn hóa tiêu dùng bền vững.

Do chuyển đổi hướng đến văn hóa tiện nghi và những hệ quả tác động đến môi trường, cần ưu tiên giải quyết vấn đề bao bì sản phẩm. 

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng có mua hàng hóa thân thiện với môi trường hay không. Tôi tin rằng cần hiểu đầy đủ các yếu tố tâm lý nội tại và yếu tố xã hội bên ngoài ảnh hưởng lên hành vi người tiêu dùng trước khi có thể thành công khích lệ họ mua sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường, trong đó có bao bì thân thiện với môi trường.

Động lực tiêu dùng bền vững phải bao hàm bồi đắp ý thức về các vấn đề môi trường, phát triển cộng đồng hỗ trợ và đẩy mạnh các hành động ý nghĩa, bắt đầu từ những hành động thường ngày.

Tiến sĩ Ferne Edwards hiện đang làm việc tại RMIT châu Âu và nghiên cứu về thành phố bền vững, hệ thống phân loại thực phẩm và thay đổi xã hội. Tiến sĩ Ferne Edwards hiện đang làm việc tại RMIT châu Âu và nghiên cứu về thành phố bền vững, hệ thống phân loại thực phẩm và thay đổi xã hội.

Tiến sĩ Ferne Edwards là nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu đô thị thuộc Đại học RMIT và hiện đang làm việc tại RMIT châu Âu ở Barcelona.

Bà điều phối công trình của RMIT với tư cách đối tác trong dự án nghiên cứu EdiCitNet: Chiến lược hướng đến tích hợp đô thị Edible City Solutions cho xã hội bền bỉ và thành phố vận hành bền vững ở châu Âu, được sự tài trợ của chương trình nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Horizon 2020 (H2020).

1. Thách thức lớn nhất trong lĩnh vực của bà là gì?

Để đạt được thay đổi liên tục và thật sự, chúng ta cần gạt bỏ cái tôi và sự cạnh tranh để thấu hiểu quan điểm của người khác, hợp tác tương trợ lẫn nhau.

Hợp tác như vậy đòi hỏi phải có tiếng nói và giá trị chung. Nếu chúng ta muốn đạt được thay đổi bền vững, chúng ta cần làm việc cùng nhau.

Chúng ta cần hành động của các nhóm khác nhau nhiều hơn, chứ không chỉ của những cá nhân riêng lẻ (điều này vẫn quan trọng nhưng chưa đủ), những người có thể đồng tình trên giải pháp, để sau đó sẽ hỗ trợ lẫn nhau nhằm kết nối, duy trì và nâng cao động lực để đạt thành những điều này.

Cần có thay đổi ở những điểm tạo ra tác động, như ở chính sách hoặc những thời điểm quan trọng, nhằm phá bỏ và tác động đến những vấn đề có tính hệ thống có thể ngăn cản việc hoàn thành mục tiêu công bình về môi trường và xã hội.

Vậy nên, thay vì mắc kẹt trong tiểu tiết, mọi người cần làm việc cùng nhau và tập trung vào bức tranh toàn cảnh lớn hơn để đạt thành thay đổi lớn về xã hội chính trị

2. Nghiên cứu của bà giúp tạo thay đổi như thế nào?

Tôi chuyên nghiên cứu về thành phố bền vững, hệ thống phân loại thực phẩm và thay đổi xã hội.

Qua nghiên cứu của mình, tôi biết đến nhiều dự án thực phẩm xã hội ở đô thị thú vị và cấp tiến trên khắp thế giới, điều này cho thấy thay đổi như vậy là hoàn toàn khả thi và đang diễn ra theo nhiều cách có thể thực hiện được.

Bằng cách hình tượng hóa những cách làm này, người thực hiện có thể thấy được họ là một phần của hoạt động thúc đẩy đoàn kết rộng hơn, ngoài ra còn cho người khác hy vọng rằng điều này đáng để tham gia.

Dự án thực phẩm xã hội không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn cung cấp sức khỏe, mảng xanh đô thị, vượt qua sự cô độc xã hội, và hơn thế nữa.

Bằng cách đem mọi người ở đô thị đến với nhau qua phân loại thực phẩm, chúng ta có thể tạo ra những nhóm hiểu biết nhằm hỗ trợ nhau trong tạo ra thay đổi xã hội theo nhiều cách.

Việc hiện tại của tôi là hỗ trợ thiết lập hệ thống thành phố có thực phẩm ăn được trên toàn cầu nhằm giúp những người khởi xướng có thể học hỏi lẫn nhau.

Chúng tôi muốn đưa hoạt động này đến với mọi người và hiện diện trong cũng như giữa các thành phố, đánh giá những hành động gốc rễ để thay đổi, đồng thời tự vấn xem làm thế nào để tích hợp đổi mới sáng tạo, cộng đồng nông nghiệp đô thị vào chính sách nhằm giúp hành động này có thể tiến lên giai đoạn kế tiếp hòng tạo ra những thành phố xanh hơn, dành cho mọi người trong xã hội và bền bỉ hơn.

Phó giáo sư Lauren Rickards hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu đô thị ở Melbourne và tập trung nghiên cứu các yếu tố xã hội của vấn đề môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu. Phó giáo sư Lauren Rickards hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu đô thị ở Melbourne và tập trung nghiên cứu các yếu tố xã hội của vấn đề môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu.

Phó giáo sư Lauren Rickards cực kỳ thích đặt ra những câu hỏi lớn khó nhằn liên quan đến những thách thức về môi trường và đối phó với vấn đề này.

Phó giáo sư là đồng chủ nhiệm chương trình nghiên cứu về Thay đổi khí hậu và Bền bỉ của Trung tâm Nghiên cứu đô thị và là giảng viên cấp cao tại Khoa Nghiên cứu toàn cầu, đô thị và xã hội, ở cơ sở trung tâm thành phố của Đại học RMIT (Úc).

Công trình nghiên cứu của bà tập trung vào các yếu tố xã hội của vấn đề môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu.

1. Thách thức lớn nhất trong lĩnh vực của bà là gì?

Hiểu được phạm vi, quy mô và mức độ phức tạp của những thay đổi đang diễn ra trên hành tinh chúng ta và tìm cách làm việc trong môi trường mới này là một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực mà tôi đang nghiên cứu.

Một phần trong những thách thức này là cân bằng những thứ mà chúng ta biết chắc như hướng đi và nguy cơ của biến đổi khí hậu, với những điều cực kỳ không chắc chắn, như thời điểm và địa điểm thay đổi.

Quan trọng là cần xem xét phạm vi toàn cầu và hiểu các thành phố trong đó, kể cả những thành phố không thuộc không gian đô thị.

Ví dụ như, chúng ta có thể nói với bản thân mình rằng “chiếc xe ô tô của tôi không ảnh hưởng gì nhiều”, nhưng chúng ta cần phải nghĩ rộng hơn và hiểu rằng chúng ta đang sống trong một hệ thống lấy xe cộ làm trung tâm.

Xe cộ là điểm cốt yếu định danh chúng ta và xác định chúng ta là một phần của xã hội hiện đại. Thành phố kết cấu quanh những con đường. Vậy nên, chúng ta cần xem cách chúng ta thay đổi toàn bộ cách vận hành xã hội.

2. Nghiên cứu của bà giúp tạo thay đổi như thế nào?

Tôi thấy vai trò của mình là một người chuyển ngữ – tôi diễn giải những thuật ngữ khoa học phức tạp và choáng ngợp, cũng như những kiến thức đang nổi về tương lai, thành ngôn ngữ và ý tưởng cung cấp thông tin giúp các nhóm khác nhau, từ cá nhân đến các hộ gia đình, từ phòng họp đến ngay cả nội các, đưa ra quyết định trong các mảng khác nhau.

Hãy nhớ rằng dù đang đổi thay, thế giới cũng đang thay đổi để tốt đẹp hơn. Và chúng ta phải nuôi hy vọng rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta chỉ thật sự hy vọng khi tích cực làm việc để giúp thế giới tốt đẹp hơn.

Bài: Kate Milkins / Karen Matthews

15/03/2019

Chia sẻ

Tin tức liên quan