Góc nhìn chuyên gia: bình luận về cổ phần hoá DNNN

Góc nhìn chuyên gia: bình luận về cổ phần hoá DNNN

Ba nhà nghiên cứu cấp cao từ Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam sẵn lòng thảo luận về chủ đề cổ phần hoá DNNN, dựa trên báo cáo nghiên cứu Làm thế nào thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam.

Ba nhà nghiên cứu cấp cao từ Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam sẵn lòng thảo luận về chủ đề cổ phần hoá DNNN, dựa trên báo cáo nghiên cứu Làm thế nào thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam.

Tiến sĩ Victor Kane (Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học – khu vực châu Á) cho biết cổ phần hoá là vấn đề ưu tiên với Việt Nam, tuy nhiên tiến trình này đang đối mặt với nhiều thách thức trong đó có sự chần chừ của lãnh đạo các DNNN.

Ông chia sẻ: “Bản thân một số lãnh đạo DNNN khá ngần ngại với cổ phần hóa, theo tôi là vì khi tư nhân hóa, họ phải từ bỏ một số quyền lực, phải công khai với công chúng và phải minh bạch tài chính hơn”.

Tiến sĩ Burkhard Schrage (giảng viên) tin rằng thiếu hụt quản trị doanh nghiệp tốt là vấn đề đáng quan ngại.

"Điều này có nghĩa vẫn còn nhiều DNNN có giám đốc điều hành đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, nên cơ bản là người này tự thuê và tự đưa ra mức lương cho mình”, ông giải thích.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh doanh và Quản trị) đưa ra một số kiến nghị cho việc cổ phần hoá DNNN, và tin rằng quy trình hiệu quả và tinh giản hơn là chìa khóa giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bền vững.

“Khu vực quốc doanh đang chế ngự kinh tế tư nhân khiến mảng này không thể phát triển. Đây là hiện tượng chèn lấn và DNNN có thể đang góp phần tạo ra hiện tượng này”.

 

Để phỏng vấn chuyên gia và biết thêm thông tin về trường, vui lòng liên hệ cô Lê Mộng Thúy, Chuyên viên Truyền thông.

Điện thoại: (84-28) 3776 1386 hoặc (84) 975 666 773

Email: thuy.le@rmit.edu.vn

  • Quan hệ doanh nghiệp

Tin tức liên quan