RMIT Việt Nam khảo sát nhu cầu quản lý nguồn tài nguyên của khu vực

RMIT Việt Nam khảo sát nhu cầu quản lý nguồn tài nguyên của khu vực

Đại học RMIT Việt Nam đang thực hiện khảo sát và tổ chức hai ngày hội thảo để nghiên cứu chuyên đề về các vấn đề trong quản lý nguồn nước cũng như tài nguyên thiên nhiên (WNRM) ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

Đây là dự án có được từ nguồn quỹ tài trợ một triệu Euro của Erasmus+, chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo của Liên minh châu Âu. Thành viên thực hiện dự án gồm sáu nước châu Âu và chín quốc gia Đông Nam Á.

Phó giáo sư Nguyễn Thanh Thủy, trưởng nhóm nghiên cứu RMIT Việt Nam, cho biết sáng kiến WANASEA (Đẩy mạnh nghiên cứu, quản lý và mở rộng khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực nước và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á) do Đại học Nantes dẫn đầu nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia trong quản lý nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nỗ lực xây dựng nguồn lực cho các trường đại học trong khu vực.

“Mục tiêu của dự án là đào tạo, nghiên cứu và tổ chức xây dựng mạng lưới đào tạo về quản lý nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên – là một thách thức trọng yếu hiện nay”.

Nhóm của Đại học RMIT Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện một trong tám gói công việc: khảo sát và tổ chức hội thảo nhằm nâng cao ý thức quản lý nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên ở ba quốc gia này.

Giao thông đường thủy là phần thiết yếu trong cuộc sống và giao thương ở khu vực Đông Nam Á. Giao thông đường thủy là phần thiết yếu trong cuộc sống và giao thương ở khu vực Đông Nam Á.

Phó giáo sư giải thích: “Chúng tôi gởi bản khảo sát đến tám trường đối tác ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan để thu thập thông tin về thực trạng đào tạo của các trường này nhằm xây dựng môn học mới và bằng cấp trong tương lai liên quan đến quản lý nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nhu cầu tập huấn hay phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này mà dự án có thể đáp ứng được”.

Kết quả khảo sát sẽ được thảo luận tại buổi hội thảo tổ chức ở cơ sở Nam Sài Gòn vào ngày 17 và 18/5/2018 với thành phần tham dự là đại diện chính phủ, các trường đại học, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các đơn vị khác.

Erasmus+ là một trong những tổ chức tài trợ nghiên cứu có tiếng nhất thế giới. Việc xin được nguồn tài trợ này sẽ đem đến lợi ích vô cùng to lớn cho chương trình nghiên cứu của RMIT Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học RMIT Việt Nam gồm Giáo sư Beverley Webster (Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo), Phó giáo sư Nguyễn Thanh Thủy (Trưởng phòng Nghiên cứu), Phó giáo sư Mathews Nkhoma (Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị), Giáo sư Christophe Schinckus và Lê Thị Việt Hà (Chuyên viên nghiên cứu).

Bài: Hoàng Hà

  • Nghiên cứu
  • Cộng đồng
09/04/2018

Chia sẻ

Tin tức liên quan