RMIT Việt Nam thay toàn bộ sách giáo khoa giấy

RMIT Việt Nam thay toàn bộ sách giáo khoa giấy

Theo Trưởng thư viện Đại học RMIT Việt Nam, từ đầu năm học này, trong khuôn khổ chiến lược kỹ thuật số và tầm nhìn đến năm 2020, trường bắt đầu thực hiện sáng kiến chuyển đổi sách giáo khoa giấy truyền thống.

Cô Clare O’Dwyer, Trưởng Thư viện và Phòng Hỗ trợ học thuật sinh viên, giải thích rằng Đại học RMIT Việt Nam nỗ lực thay đổi trải nghiệm học tập cho sinh viên bằng việc ứng dụng các nội dung theo định dạng số. Một cách để thực hiện điều này là chuyển đổi sách giáo khoa giấy thành định dạng trực tuyến.

Cô giải thích: “Chúng tôi có gần 20 ngàn sách giáo khoa và một trong những vấn đề nghiêm trọng là nhiều sách đã lạc hậu và chi phí thay thế khá đắt. Bên cạnh đó, trường còn có một bộ sưu tập mà sinh viên ít biết đến”.

Đó là nguồn tư liệu trực tuyến gồm hơn 300 dữ liệu, 300 ngàn sách điện tử và 120 ngàn tài liệu nghiên cứu mà sinh viên có thể truy cập bất kỳ lúc nào từ bất cứ đâu.

Cô O’Dwyer và đội ngũ thủ thư đã gặp giảng viên từ các khoa để thông tin về nguồn tư liệu học trực tuyến này và tạo nền tảng để thay thế hẳn sách giáo khoa giấy truyền thống.

Cô nói: “Chúng tôi có thủ thư chuyên mảng dạy và học phụ trách dự án. Họ biết rằng phải đưa từng khoa hướng đến không còn sách giáo khoa giấy. Điều chúng tôi đã làm là cung cấp hướng dẫn định dạng số thiết kế riêng cho từng môn học trên trang web của thư viện, đồng thời hướng dẫn giảng viên cách dùng nội dung số phù hợp”.

Cô Clare O’Dwyer, Trưởng Thư viện và phòng Hỗ trợ Học thuật sinh viên, cho biết trường nỗ lực chuyển đổi trải nghiệm của sinh viên bằng cách dùng các nội dung định dạng số. Cô Clare O’Dwyer, Trưởng Thư viện và phòng Hỗ trợ Học thuật sinh viên, cho biết trường nỗ lực chuyển đổi trải nghiệm của sinh viên bằng cách dùng các nội dung định dạng số.

Đến cuối năm ngoái, trường đã trao tặng toàn bộ sách giáo khoa in cho sinh viên và cựu sinh viên: “Không còn sách giáo khoa giấy trong kho nên mọi người đều phải thay đổi, không thể quay lại”, cô O’Dwyer.

Hiệu trưởng Đại học RMIT Giáo sư Gael McDonald chia sẻ rằng, gần đây những sáng kiến như vậy đóng vai trò trọng yếu trong sứ mệnh của trường: “Ưu tiên của chúng tôi là quảng bá và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, nội dung học liên quan đến các ngành nghề, và trải nghiệm học tập tích hợp với công việc thực tế”.

Bên cạnh việc thay thế sách giáo khoa giấy bằng tài liệu học kỹ thuật số với nhiều định dạng đa dạng, Giáo sư McDonald lưu ý rằng trường còn có một số sáng kiến khác nhằm thúc đẩy trải nghiệm học ứng dụng kỹ thuật số.

Bà chia sẻ: “Năm 2016, chúng tôi đã chuyển 17 môn trọng tâm thuộc các ngành học lớn nhất sang hình thức học tích hợp, đảo ngược và truyền tải theo hình thức trực tuyến hoàn toàn. Trường đã ra mắt Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số nhằm đóng góp vào công cuộc phát triển năng lực giáo dục của đất nước. Và chúng tôi cũng đầu tư vào không gian học mới để xây dựng khả năng sử dụng tăng cường thực tế ảo và thực tế ảo”.

Cô O’Dwyer tin rằng việc thay thế sách giáo khoa giấy giúp sinh viên chuẩn bị cho tương lai: “Sinh viên chúng tôi đang cạnh tranh với sinh viên từ Hong Kong và Singapore, hai nơi có nguồn tư liệu trực tuyến hàng đầu. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của việc đào tạo và dịch vụ theo chuẩn quốc tế, sinh viên nên thành thạo các kỹ năng kỹ thuật số này”.

Bài: Michael Tatarski

23/06/2017

Chia sẻ

  • CODE
  • Kỹ thuật số
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan