RMIT Việt Nam hỗ trợ sinh viên khiếm khuyết

RMIT Việt Nam hỗ trợ sinh viên khiếm khuyết

Sinh viên gặp khó khăn trong học tập và khuyếm khuyết đối mặt với những thách thức đặc biệt tại trường đại học.

Nhận ra vấn đề này, Đại học RMIT Việt Nam cung cấp chương trình và dịch vụ giúp sinh viên vượt qua những trở ngại trên, đồng thời đạt thành công tại trường cũng như trong cuộc sống.

Phạm Minh Anh, sinh viên ngành Thiết kế, được Bộ phận Bình đẳng giáo dục và Hỗ trợ người khuyết tật (EDRC) đánh giá là bị khiếm thính.

Minh Anh cho biết: “Sau khi phát hiện bị khiếm thính, chuyên viên tư vấn tại EDRC đã giúp tôi vạch ra kế hoạch đưa ra “những điều chỉnh hợp lý” cần thiết trong lớp học”.

Điều chỉnh hợp lý là những thay đổi trong cách dạy, chương trình học và đánh giá cho phép sinh viên học tập một cách an toàn và hiệu quả.

Minh Anh giải thích: “Trong lớp, các thầy cô giúp tôi học bằng nhiều phương pháp như cung cấp bản ghi chép cùng video và tài liệu ghi âm, cũng như đưa toàn bộ tài liệu đọc trước để tôi có thể chuẩn bị tốt trước khi đến lớp. Thầy cô cũng bảo đảm sẽ đối diện tôi khi nói, đồng thời đảm bảo đưa ra những hướng dẫn và thông tin quan trọng cho cả lớp bằng cả hình thức nói và viết. Chúng tôi cũng được sử dụng phần mềm chuyển giọng nói sang văn bản có tên Dragon Naturally. Những hỗ trợ này thật sự giúp tôi trở thành một sinh viên tự tin và độc lập hơn”.

Video: Ngoài EDRC, RMIT gần đây đã ra mắt chương trình RMIT Access hỗ trợ sinh viên bị khiếm khuyết. 

Được thành lập vào tháng 12/2013, EDRC hỗ trợ và tăng cường hình thức học tập, giảng dạy và đánh giá toàn diện và có thể dễ dàng tiếp cận. 

Điều phối viên chương trình EDRC, cô Carol Witney giải thích cặn kẽ: “Chúng tôi tạo điều kiện tiếp cận, cơ hội và thành công trong học tập cho tất cả sinh viên RMIT Việt Nam không phân biệt tuổi tác, khả năng, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, địa lý, tình trạng sức khỏe thể chất/ tinh thần cũng như tình trạng khuyết tật”.

"Những kế hoạch hỗ trợ chúng tôi mang đến cho sinh viên là ‘theo đơn đặt hàng’ chứ không phải một phương pháp ‘phù hợp với tất cả’. RMIT tôn trọng sự đa dạng và điều này phản ánh trong kế hoạch phát triển cho từng sinh viên. Các kế hoạch cũng sẵn sàng thay đổi và phản ánh sự đa dạng của nội dung chương trình”.

Từ ngày đầu thành lập, trường chứng kiến số sinh viên đăng ký chương trình EDRC ngày càng tăng. 

Trong hai năm rưỡi qua, hơn 120 sinh viên đã đăng ký dịch vụ của EDRC vì bị khiếm thính, khiếm thị và khiếm khuyết chức năng vận động; các điều kiện về thần kinh như chứng khó đọc, chứng khó học toán, hội chứng Tourette (không kiểm soát khả năng nói) và bệnh tự kỷ; các điều kiện về sức khỏe tâm thần, và những tổn thương tạm thời do tai nạn giao thông.

Năm nay, Đại học RMIT đã ra mắt chương trình Access, một sáng kiến toàn diện đảm bảo tài liệu học tập được thể hiện trong định dạng để tất cả sinh viên có thể truy cập. RMIT Access hiện đã chuyển đổi tài liệu học của hơn 200 môn sang các định dạng dễ tiếp cận. 

Carol Witney

03/12/2016

Chia sẻ

  • Cộng đồng

Tin tức liên quan