Một minh chứng nổi bật cho hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành là Trung tâm xuất sắc của Hội đồng nghiên cứu Australia về Quyết định và xã hội tự động hóa, do RMIT chủ trì. Thành lập năm 2019, trung tâm tập trung nghiên cứu cách làm thế nào để dùng các công nghệ ra quyết định tự động hóa một cách an toàn và đạo đức. Nghiên cứu viên đến từ Đại học RMIT phối hợp với các chuyên gia hàng đầu đến từ những trường đại học và tổ chức đối tác tại Australia, châu Âu, châu Á và Mỹ.
“Xếp hạng 22, sánh vai cùng các trường hàng đầu thế giới như MIT và Đại học Stanford, đồng thời được công nhận là đơn vị đi đầu toàn cầu trong nghiên cứu hợp tác, thật sự là niềm vinh dự to lớn với nhà trường. Tôi xin gửi lời chúc mừng tới đội ngũ các nghiên cứu viên tài năng và toàn thể cộng đồng RMIT, những người đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu của nhà trường”, Giáo sư Drummond chia sẻ.
Đây là bảng xếp hạng đầu tiên đánh giá đóng góp và cam kết của các trường đại học đối với khoa học liên ngành. Bảng xếp hạng bao gồm ba tiêu chí chính đại diện cho từng giai đoạn trong vòng đời của các dự án nghiên cứu, gồm có đầu vào, quy trình và đầu ra.
Yếu tố đầu vào được đánh giá dựa trên nguồn tài trợ, quy trình tập trung vào cơ sở vật chất và hỗ trợ nghiên cứu, trong khi đầu ra đo lường tầm ảnh hưởng liên ngành của một tổ chức thông qua các nghiên cứu được công bố và trích dẫn, cũng như danh tiếng trong cộng đồng nghiên cứu về sự xuất sắc của các nhóm nghiên cứu liên ngành.
Giáo sư Drummond cũng dành lời chúc mừng đặc biệt tới các nghiên cứu viên RMIT được vinh danh trong danh sách Các nhà nghiên cứu được nhiều trích dẫn của Clarivate, vừa công bố tuần này.
"Xin chúc mừng Benu Adhikari, Tianyi Ma, Nasir Mahmood và Xinghuo Yu. Thật tuyệt vời khi những nỗ lực và đóng góp xuất sắc của các bạn vào những nghiên cứu có sức ảnh hưởng lớn được công nhận trên toàn cầu", Giáo sư Drummond nói.
Để xem chi tiết kết quả xếp hạng Khoa học liên ngành 2025, vui lòng truy cập trang web chính thức của THE.