“Một trăm phần trăm chương trình giảng dạy của khoa phù hợp với các SDG và 97,5% trong số đó kết hợp các yếu tố bền vững vào tài liệu dạy và học”, bà nói.
“Đội ngũ giảng viên đều xem việc tích hợp tính bền vững là điều hết sức quan trọng và đang nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa việc truyền tải kiến thức và kỹ năng bền vững thích hợp cho sinh viên. Bằng cách căn chỉnh các môn học theo các mục tiêu toàn cầu này, chúng tôi đảm bảo nội dung giảng dạy đáp ứng được nhu cầu giáo dục cấp thiết và đóng góp ý nghĩa cho các nỗ lực bền vững toàn cầu. Điều này làm phong phú thêm chương trình dạy và học của chúng tôi, đồng thời nâng cao khả năng tuyển dụng cho sinh viên bằng cách trang bị cho các em những kỹ năng để đóng góp cho một tương lai bền vững”.
Phó chủ nhiệm bộ môn tại Khoa Truyền thông và Thiết kế và nghiên cứu viên chính của báo cáo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long cho biết việc tích hợp tính bền vững vào chương trình giảng dạy nhằm giúp sinh viên sẵn sàng làm việc trong tương lai bằng cách cho các em tiếp xúc với môi trường học tập mang tính chuyển đổi.
“Chúng tôi thực hiện điều này thông qua kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tiễn liên quan đến các mục tiêu SDG, các bài tập giải quyết vấn đề, nghiên cứu các trường hợp thực tế và những tình huống mô phỏng công việc – đem đến cho sinh viên trải nghiệm giáo dục năng động ngoài các bài giảng và kỳ thi truyền thống”.
Giảng viên ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang, Phó giáo sư Rajkishore Nayak cho biết bền vững là điểm sáng trong chương trình giảng dạy, giúp sinh viên sẵn sàng làm việc trong tương lai.
“Với hiểu biết chắc chắn về tính bền vững, sinh viên có thể có lợi thế trong sự nghiệp và thu hút những công ty đang tìm cách đưa các phương thức bền vững vào hoạt động của họ. Điều này đặc biệt đúng với ngành công nghiệp thời trang, nơi bền vững là vấn đề đầy thách thức cho doanh nghiệp và người trong ngành”, Phó giáo sư nói.
Tiến sĩ Long nhấn mạnh rằng cần xác định đúng SDG và chỉ số thực hiện cho từng chương trình vì không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả.
“Một khi đã xác định và thấu hiểu bản chất của từng môn học, doanh nghiệp trong ngành có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về SDG nào cần chú trọng nhiều hơn hay ít hơn trong môn học và thiết kế tài liệu học. Quan trọng là cần phân biệt được SDG ‘phải có’ và SDG ‘có thì tốt’, giúp người làm công tác giáo dục xây dựng tài liệu giảng dạy phản ánh yêu cầu của từng chương trình”, Tiến sĩ Long cho biết.
Từ ghi nhận về việc mất cân đối trong hiểu biết lý thuyết và thực tiễn thực hiện các SDG trong chương trình giảng dạy, Tiến sĩ Long nhắc nhở những người làm công tác giáo dục đừng rơi vào hướng tiếp cận trừu tượng.
Ông nói: “Đặc biệt với quản lý giáo dục, thay vì tiếp cận thuần lý thuyết thì chúng ta nên có hướng tiếp cận các vấn đề bền vững mang tính bản địa hóa và thực tiễn, dùng các ví dụ thực tế, kiểm tra đánh giá và chương trình giảng dạy đổi mới. Đây sẽ là tương lai của giáo dục dựa vào thực tiễn công việc trên quy mô lớn”.
Một số giảng viên xem chương trình giảng dạy bền vững là một thách thức vì đòi hỏi phải thực hiện đúng cách để có thể tạo tác động và mang tính thực tiễn. Điều này vượt xa việc đơn thuần dán nhãn nội dung hay bài tập theo các SDG, mà phải bao hàm việc đưa thực hành có trách nhiệm và đạo đức vào những gì sinh viên thực hiện.