Do đó, sự kiện WCEAM 2023 sẽ được tổ chức tại trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất Việt Nam, lấy Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số là trọng tâm. Tính bền vững của sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc vào khả năng quản lý và duy trì tài sản kỹ thuật, có thể ở cơ sở hạ tầng vật lý như đường sá và đường ray, cũng như trong các phương tiện số như dữ liệu và cơ sở hạ tầng mạng.
Tiến sĩ Minh chia sẻ: “RMIT Việt Nam chọn đăng cai WCEAM lần thứ 17 năm nay vì cam kết của trường trong việc không ngừng đóng góp cho các mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước”.
“Thông qua việc tổ chức WCEAM lần thứ 17, RMIT cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng và đối tác giáo dục đa ngành tiếp cận các công nghệ mới nổi và tiên phong ứng dụng Công nghiệp 4.0 trên nhiều lĩnh vực, bao gồm năng lượng, sản xuất, nông nghiệp, vận tải và hậu cần”.
Sự kiện dự kiến sẽ chào đón hơn 100 người tham gia từ khắp nơi trên thế giới, đến gặp gỡ và chia sẻ kiến thức mới nhất trong nghiên cứu và ứng dụng các khung quản lý tiên tiến, công cụ phân tích và công nghệ để quản lý tài sản kỹ thuật trong các lĩnh vực bao gồm năng lượng, dầu khí, nước, giao thông, quốc phòng, y tế và cơ sở hạ tầng công cộng.
Tiến sĩ Minh tiết lộ: “Cụ thể, chúng tôi thu thập các bài phát biểu và bài thuyết trình nghiên cứu mô tả nỗ lực chung trong việc áp dụng các công nghệ mới nổi trong quản lý tài sản kỹ thuật ở nhiều quốc gia khác nhau, đem lại những bài học kinh nghiệm cho thực tiễn ở Việt Nam”.
“WCEAM lần thứ 17 sẽ mang đến tuyển tập tài liệu nghiên cứu và bài thuyết trình của lãnh đạo trong ngành, cùng với những nghiên cứu điển hình cụ thể liên quan đến tài sản kỹ thuật. Những tài liệu này bao gồm các mô hình dự đoán va chạm trong bối cảnh đường cao tốc hai làn ở nông thôn miền núi Nepal, thực tiễn quản lý và bảo trì tài sản trong lĩnh vực viễn thông của Nigeria, các giải pháp bảo trì dự đoán của những sân bay quốc tế và một số gợi ý cho các sân bay Việt Nam”.