Sắc màu sáng tạo tỏa sáng tại triển lãm Kính Vạn Hoa

Sắc màu sáng tạo tỏa sáng tại triển lãm Kính Vạn Hoa

Cuộc sống đô thị muôn màu đầy những khía cạnh ẩn dấu được gợi mở và thể hiện một cách đầy sáng tạo tại triển lãm Kính Vạn Hoa của sinh viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo RMIT Việt Nam.

Hai mươi ba tác phẩm sáng tạo bắt nguồn từ một môn học tích hợp thực tiễn làm việc – Dự án cuối chương trình 1 của ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo RMIT Việt Nam hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh từ ngày 12/03 đến 24/04. Các tác phẩm thể hiện những điều bình thường trong năm 2022 và dự báo sẽ thành di sản trong tương lai.

Từ các hình ảnh đa chiều đến hoạt họa 3D và các mô hình trừu tượng, các tác phẩm đã biến bảo tàng trở thành một “vườn ươm văn hoá” bằng cách khích lệ người thưởng lãm tái kết nối với thành phố và các cộng đồng tồn tại giữa lòng thành phố.

Giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế cô Rebecca Lu cho biết dự án kéo dài 12 tuần khảo sát di sản, văn hoá và bản sắc Sài Gòn qua lăng kính và góc nhìn của thế hệ trẻ.

“Kết quả thiết kế được trừu tượng hoá thành những mẫu thiết kế và mô hình hoặc hình ảnh trực quan  mang tính chất hướng tới tương lai. được phát triển từ những khám phá sâu sắc mà các bạn phát hiện được từ quá trình nghiên cứu, và xoay quanh các chủ đề như đô thị hoá, kinh tế, phát triển, du lịch thực tế và tương lai của thành phố”, cô Lu nói.

Điều phối viên môn học và giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Andrew Stiff bổ sung thêm rằng môn học theo mô hình bán tự chủ nhằm chuẩn bị để sinh viên có thể làm việc độc lập trong tương lai.

Tiến sĩ Stiff chia sẻ: “Sinh viên phát triển hướng sáng tạo của các bạn bằng cách tập trung vào việc để cho quá trình dẫn lối dự án. Kết quả hay giải pháp có được sẽ bật ra từ quá trình đó”.

Sài Gòn Tích tôn vinh những tính cách cao đẹp của người dân TP. Hồ Chí Minh qua những câu chuyện tử tế, bình dị và đáng tự hào. Sài Gòn Tích tôn vinh những tính cách cao đẹp của người dân TP. Hồ Chí Minh qua những câu chuyện tử tế, bình dị và đáng tự hào.

Sài Gòn Tích, một trong những dự án sáng tạo của sinh viên, hướng tới tôn vinh những tính cách cao đẹp của người dân TP. Hồ Chí Minh qua những câu chuyện tử tế, bình dị và đáng tự hào.

Sinh viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo Hà Xuân Uyên cho biết dự án của bạn góp phần xây dựng bộ sưu tập các câu chuyện phản ánh tính cách hào sảng đặc trưng lẫn tinh thần bao dung đùm bọc lẫn nhau của người dân Sài Gòn.

“Dự án bao gồm một sự kiện thường niên, một số loại hình nghệ thuật sắp đặt và một website riêng – toàn bộ đều là những hoạt động mà bảo tàng có thể dễ dàng thực hiện ngày nào đó sau này”, Uyên nói.

Uyên đã đầu tư rất nhiều công sức vào nghiên cứu lịch sử khẩn hoang miền Nam từ trước năm 1900 và phỏng vấn khoảng 30 người để chọn ra ba câu chuyện tâm đắc nhất để phát triển thêm.

“Mỗi người tôi gặp và phỏng vấn đều có những câu chuyện hết sức hay ho”, Uyên chia sẻ. “Và nhờ những câu chuyện ấy tôi càng trân trọng hơn nữa những đức tính tốt đẹp của người dân Sài Gòn”.

Lấy cảm hứng từ việc thiếu kết nối trong giai đoạn giãn cách xã hội, Hẻm Heartbeat muốn tạo ra một không gian để chia sẻ và kết nối với người dân thành phố. Lấy cảm hứng từ việc thiếu kết nối trong giai đoạn giãn cách xã hội, Hẻm Heartbeat muốn tạo ra một không gian để chia sẻ và kết nối với người dân thành phố.

Lấy cảm hứng từ việc thiếu kết nối trong giai đoạn giãn cách xã hội, sinh viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo Mai-Anh Holland đã tạo ra Hẻm Heartbeat – một sự kiện kể chuyện được tổ chức ngay trong lòng trái tim thành phố.

Chia sẻ về “dự án ý tưởng điên rồ” (một hoạt động sáng tạo trong khuôn khổ môn học Dự án cuối chương trình 1), Mai-Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ ra ý tưởng tổ chức sự kiện ở một con hẻm và gọi đây là ‘Sài Gòn, chia sẻ thoải mái nào’”.

“Đây sẽ là không gian nơi cộng đồng có thể đến và chia sẻ câu chuyện với nhau”, Mai-Anh nói. “Tôi nảy ra ý tưởng sau khi xác định ba điểm hấp dẫn từ sơ đồ nghiên cứu của mình, bao gồm kể chuyện, chánh niệm và chạm. Tiếp sau ‘dự án điên rồ’, tôi bắt đầu xác định và nghiên cứu con hẻm cụ thể mà tôi nhắm tới, sau đó việc hình dung và cảm hứng sáng tạo bắt đầu đến dễ dàng hơn”.

Mai-Anh cho biết ý tưởng kết nối qua kể chuyển đến từ việc thiếu thốn và mất kết nối mà Sài Gòn phải trải qua suốt thời gian giãn cách xã hội. “Tôi muốn tạo ra một dự án tôn vinh những người kể chuyện và nghệ sĩ trong cộng đồng qua lăng kính bền vững hơn ở một không gian ảo diệu nhưng đầy quen thuộc”.

Tiến sĩ Stiff nhấn mạnh rằng kết quả nổi trội từ Dự án cuối chương trình có được từ lối tiếp cận sáng tạo đến mọi mặt của dự án.

Ông cho biết: “Lối tiếp cận chuyên nghiệp đến khách hàng, đến việc học cũng như truyền tải thông điệp đều là những kỹ năng sáng tạo hết sức quan trọng. Sinh viên thể hiện được phản hồi đa dạng với vấn đề các bạn gặp phải. Cuốn phác thảo ý tưởng hay còn gọi là nhật ký hình ảnh cho thấy kết quả cực kỳ ấn tượng, thể hiện rõ nét kiến thức sâu mà các bạn đã tìm ra và học hỏi được”.

Kết quả nổi trội từ Dự án cuối chương trình tại Đại học RMIT có được từ lối tiếp cận sáng tạo đến mọi mặt của dự án. Kết quả nổi trội từ Dự án cuối chương trình tại Đại học RMIT có được từ lối tiếp cận sáng tạo đến mọi mặt của dự án.

Bài: Hoàng Hà

  • Triển lãm
  • Dự án sinh viên

Tin tức liên quan