Thách thức đối với thành phố sáng tạo Hà Nội

Thách thức đối với thành phố sáng tạo Hà Nội

Một năm sau khi Hà Nội chính thức được ghi danh vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO cuối năm 2019, Tiến sĩ Abdul Rohman đến từ Đại học RMIT đưa ra phân tích về những thách thức mà thành phố cần giải quyết để tự tin tiến bước với định vị là một thành phố sáng tạo.

news-1-challenges-for-hanoi-as-a-creative-city Hà Nội gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO cuối năm 2019.

Ngành công nghiệp sáng tạo Hà Nội luôn gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước và việc được vinh danh là thành phố sáng tạo giúp Hà Nội tập trung hơn vào các đề án hỗ trợ mục tiêu tăng cường vị thế địa chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của cả nước.

Chiến lược này hướng tới quảng bá bản sắc vừa phản ánh tầm nhìn của cha ông về xã hội cùng tiến bộ, vừa tôn trọng nguồn gốc khởi sinh đất nước.

Là thành phố thủ đô, Hà Nội có lợi thế khi hiện thực hóa mục tiêu này vì được tiếp cận với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có năng lực hoạch định chính sách và xây dựng mạng lưới hợp tác phong phú, đa dạng.

Trong đó phải kể đến đóng góp của UNESCO tại Việt Nam trong việc kết nối các đối tác khác nhau để cùng đối thoại, tư vấn chính sách và phương thức triển khai trong nhiều năm qua, cũng như các sáng kiến mới như Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (do Đại học RMIT khởi xướng) đang đem đến nền tảng mới mẻ để hợp tác và quảng bá tài năng sáng tạo.

Tuy nhiên, thành phố vẫn phải đối mặt với những thách thức cơ bản trong việc đưa bản sắc của các địa phương đến gần và hoà nhập với các thành viên của cộng đồng sáng tạo.

news-2-challenges-for-hanoi-as-a-creative-city Tiến sĩ Abdul Rohman là giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT.

Vị thế tương đối mới của Hà Nội trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đòi hỏi những đối tác đa dạng trong lĩnh vực sáng tạo phải kết nối và cùng hành động để bù đắp lại tính rời rạc thường thấy trong hoạt động sáng tạo: người làm công việc sáng tạo thường quan tâm đến những thứ khác nhau, đôi khi đối lập nhau nhưng có thể hòa hợp được. Mâu thuẫn là khó tránh khỏi, đặc biệt khi phải cố gắng dung hoà giữa triết lý sáng tạo với yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, vẫn còn “đất” để cung cấp sân chơi dành cho mọi tài năng sáng tạo đến từ các nhóm yếu thế, như người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, hay cộng đồng LGBT.

Những nhóm này quen với việc tham gia vào khu vực sáng tạo phi chính thức bởi khu vực chính thức mới chỉ bắt đầu đáp ứng nhu cầu, chấp nhận tài năng và định danh họ trong thời gian gần đây. Song, việc học hỏi kinh nghiệm từ họ sẽ đem đến những “làn gió mới” trong lĩnh vực sáng tạo.

Xét về bản sắc địa phương, việc tập trung quá mức vào sản xuất hàng loạt để tăng trưởng kinh tế có thể khiến bản sắc địa phương bị mai một và biến mất. Vì vậy, những nỗ lực sắp tới nên tập trung bảo tồn và chuyển đổi các bản sắc này, cũng như tìm cách quảng bá điều này tới công chúng sao cho hiệu quả nhất.

Nhận thức này sẽ hỗ trợ hoạch định chính sách và truyền thông một cách chiến lược đến các đối tượng đa dạng. Để hòa hợp các mối quan tâm khác nhau sẽ không thể thiếu những chính sách phản ánh đầy đủ các thông lệ, nhu cầu, kiến thức và giá trị địa phương.

Yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt ở một thị trường mới nổi như Việt Nam, là tất yếu. Các thành phố sáng tạo mới hình thành có thể đáp ứng yêu cầu đó mà không bị mất đi tính độc đáo của mình.

news-3-challenges-for-hanoi-as-a-creative-city Việc được vinh danh là thành phố sáng tạo giúp Hà Nội tập trung hơn vào các đề án hỗ trợ mục tiêu tăng cường vị thế địa chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của cả nước.

Bài viết dựa trên ấn bản được đăng tải trên tờ Jakarta Post.

Bài: Tiến sĩ Abdul Rohman

  • Quan hệ doanh nghiệp

Tin tức liên quan