“Việc các dòng sản phẩm thời trang mới, giá thành rẻ hiện diện mỗi hai đến ba tuần tạo ra cơn thèm tiêu dùng thôi thúc khách hàng đi mua sắm và chạy theo các thương hiệu thời trang thay đổi liên tục. Vì vậy mà khách hàng vứt bỏ quần áo thường xuyên hơn”.
Tiến sĩ George lấy Vương quốc Anh làm ví dụ, nơi có khoảng 140 triệu pao (tương đương khoảng hơn 6,3 triệu tấn) quần áo thải ra các bãi rác mỗi năm và khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
“Việc chôn rác thải như vầy tạo ra hệ quả vô cùng to lớn, như thải ra khí nhà kính, rò rỉ hoá chất vào đất, vấn đề sức khoẻ và ô nhiễm không khí”, Tiến sĩ cho hay.
Là quốc gia xuất khẩu thời trang và dệt may lớn thứ tư toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự trong việc quản lý chất thải từ chế tác may mặc (rác thải tiền tiêu thụ) và quần áo cuối dòng đời (rác thải hậu tiêu thụ).
Tiến sĩ George tin rằng dự án của nhóm có thể giúp Chính phủ Việt Nam giảm căng thẳng môi trường từ hàng tấn rác thải thời trang hậu tiêu dùng và dệt may.
“Chúng tôi kỳ vọng sẽ xử lý 4.000 đến 5.000 ký rác thải dệt may suốt thời gian triển khai dự án, bình quân khoảng 380 ký mỗi tháng”, ông nói .
“Dự án có tiềm năng mở rộng quy mô cực nhanh khi đối tác trong ngành tự được trải nghiệm việc làm thế nào chuyển đổi cách dùng rác thải có thể tạo ra sản phẩm mới và có thêm lợi nhuận. Xử lý rác thải theo cách bền vững hơn có thể rẻ tiền và tạo ra lợi nhuận”.
Hiện đang tìm kiếm đối tác tiềm năng để thí điểm dự án, Tiến sĩ George lạc quan cho biết thành công của chương trình có thể là ví dụ tuyệt vời cho việc xử lý rác thải thời trang dệt may bền vững trên khắp Việt Nam.
“Dùng rác thải công nghiệp và tiêu dùng như nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm mới sẽ vừa hỗ trợ ngành nghề, vừa giúp xoa dịu ô nhiễm môi trường mà vẫn có thêm dòng doanh thu”, Tiến sĩ George chia sẻ. “Và mặt bền vững của dự án chính là đây”.
“Một khi công nghệ cho sản xuất hàng loạt cho thấy thành công, khả năng cao là doanh nghiệp trong nước sẽ thúc đẩy công nghệ hơn nữa qua việc đầu tư vào phát triển các biện pháp kinh doanh bền vững. Và nếu chúng ta cho các công ty sản xuất thấy rằng những phương thức tái sử dụng bền vững có thể bổ sung thu nhập thay vì tốn tiền, nhiều khả năng sẽ có thêm chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư luân chuyển trên đó”.