Nhà thông minh – cơ hội lớn cho sinh viên

Nhà thông minh – cơ hội lớn cho sinh viên

Khi kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc và thu nhập tiếp tục tăng, phát triển nhà ở tại các khu đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh đang bùng nổ hơn bao giờ hết.

Tờ rơi bất động sản thường quảng cáo những căn hộ xa hoa và các dự án chung cư với nội thất và dịch vụ chỉ có thể tìm thấy ở những thành phố giàu có nhất thế giới. Một số còn có nhiều tính năng khác nhau của nhà thông minh, cho phép cư dân kiểm soát không gian sống của mình bằng kỹ thuật số.

Đây là một trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu của Tiến sĩ Ilya Kavalchuk, giảng viên tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT Việt Nam.

Tiến sĩ Ilya Kavalchuk hiện đang giảng dạy ngành Kỹ thuật tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT Việt Nam. Tiến sĩ Ilya Kavalchuk hiện đang giảng dạy ngành Kỹ thuật tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT Việt Nam.

Tiến sĩ Kavalchuk vừa tham gia một chương trình truyền hình thảo luận về nhà thông minh cùng bốn chuyên gia khác từ các lĩnh vực kinh tế và phát triển bất động sản.

Ông chia sẻ rằng ông cùng các chuyên gia khác “thảo luận về việc tích hợp nhà thông minh tại Việt Nam hiện đang diễn ra như thế nào, cùng những lợi ích mà công nghệ này có thể đem đến, đồng thời về cách các chuyên viên phát triển phần mềm dùng công nghệ này như thế nào, cách người dùng thích nghi với điều này như thế nào, v.v.”.

Ông giải thích rằng hiện nay hệ thống nhà thông minh chỉ có mặt ở những thị phần phát triển nhất tại Việt Nam, và hầu hết liên quan đến an toàn và an ninh. Tuy nhiên, chi phí và khả năng hoạt động của những hệ thống này có đúng như quảng cáo hay không lại cũng là vấn đề đáng quan ngại.

“Những hệ thống này rất nhạy cảm với chất lượng và độ ổn định của nguồn điện, nên khi xây dựng hệ thống thông minh cho an ninh, bạn cần thật cẩn thận về cách tích hợp chúng, và những gì tôi nghe từ các chuyên gia phát triển phần mềm là người dùng không muốn trả thêm cho tính năng này vì họ không chắc có thể dùng nó như thế nào”, Tiến sĩ Kavalchuk nói.

Thêm vào đó, nhiều căn hộ mới ở TP. Hồ Chí Minh được mua bởi các nhà đầu tư, những người không tính ở trong các căn hộ này nên họ không hứng thú với công nghệ.

Tuy nhiên, vị giảng viên RMIT nghĩ rằng ngành này sẽ tiếp tục phát triển ở Việt Nam.

 

Tiến sĩ Kavalchuk (thứ hai từ phải sang) thảo luận về nhà thông minh với bốn chuyên gia khác từ lĩnh vực kinh tế và phát triển bất động sản. Tiến sĩ Kavalchuk (thứ hai từ phải sang) thảo luận về nhà thông minh với bốn chuyên gia khác từ lĩnh vực kinh tế và phát triển bất động sản.

“Công nghệ này sẽ ngày càng phát triển, nhưng sẽ là một phần của hạ tầng được nâng cấp lên thay vì xây mới. Vậy nên, người dân sẽ có hệ thống an ninh thông minh, nhưng trong nhà ở hiện hữu thay vì mua một căn mới”, ông nói. “Còn nữa, khi người dân càng có tiền họ càng quan tâm đến an toàn và hiệu quả năng lượng, và hệ thống nhà thông minh sẽ tiết kiệm nhiều điện năng”.

Có lẽ sẽ cần một thời gian để nhà thông minh phát huy hết tiềm năng ở Việt Nam vì hệ sinh thái hỗ trợ chưa có. “Một hệ thống tự động đúng nghĩa sẽ tốn nhiều hơn nhiều, nhưng một số hệ thống như vậy chưa có ở đây”, Tiến sĩ Kavalchuk giải thích. “Ví dụ, một tủ lạnh thông minh có thể quét các thông tin thức ăn của bạn, đặt mua thêm và đặt giao nguyên liệu".

Tuy nhiên, điều này có nghĩa còn rất nhiều đất cho những ai hứng thú làm việc trong lĩnh vực nhà thông minh. Sinh viên cân nhắc làm trong lĩnh vực này cần những kỹ năng như phân tích và phát triển nguồn điện, cũng như kỹ năng tổng hợp về điện tử, truyền thông và IT.

“Bạn không thể làm kỹ thuật IT hay phần mềm mà không hiểu kỹ thuật điện đàng hoàng”, Tiến sĩ Kavalchuk cho biết. “Thật vô nghĩa khi làm những hệ thống này mà không có điện năng”.

Bài: Michael Tatarski

  • Kỹ thuật

Tin tức liên quan