Chăm sóc sức khỏe toàn diện

Chăm sóc sức khỏe toàn diện

Nhân Ngày Sức khỏe thế giới đang đến gần, hãy ghi nhớ rằng chủ đề này bao hàm rộng hơn sức khỏe thể chất vì tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe của từng cá nhân.

Bà Ela Partoredjo, Trưởng bộ phận Chăm sóc sức khỏe và tâm lý tại RMIT Việt Nam, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe toàn diện. Bà Ela Partoredjo, Trưởng bộ phận Chăm sóc sức khỏe và tâm lý tại RMIT Việt Nam, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nhìn chung cứ bốn người sẽ có một người bị ảnh hưởng bởi vấn đề sức khỏe ở một số thời điểm trong cuộc sống của họ.

Bà Ela Partoredjo, Trưởng bộ phận Chăm sóc sức khỏe và tâm lý tại RMIT Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nỗ lực của trường giúp hỗ trợ sinh viên duy trì sức khỏe tinh thần giữa nhiều áp lực mà họ phải đối mặt.

“Hãy bắt đầu với vài áp lực học tập thường thấy”, bà chia sẻ. “Tại nhiều trường phổ thông ở Việt Nam, học sinh theo lối học thuộc lòng rất nhiều. Đến khi vào học tại RMIT Việt Nam, các em phải đối mặt với phương pháp học khác biệt đòi hỏi phải tích cực trao đổi tương tác với bạn học, với giáo viên và đại diện doanh nghiệp trong các ngành nghề; nhìn chung là học từ thực tiễn rất nhiều. Phải chuyển từ cách học theo lối học vẹt thuần túy trong lớp sang những gì chúng tôi đang thực hiện tại RMIT dễ khiến các em lo âu”.

Kỳ vọng của các bậc phụ huynh cũng là một dạng áp lực khác. Nhiều bậc phụ huynh cho con đi học thêm từ khi còn nhỏ và áp lực học hành tiếp tục kéo dài đến tận những năm học đại học. 

Ngoài trường học, sinh viên còn đối diện với những vấn đề ở gia đình, từ vấn đề tiền bạc đến kết hôn. Dù Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhiều phụ huynh vẫn kỳ vọng con cái của mình, đặc biệt là con gái, phải theo truyền thống: lấy chồng và lập gia đình sớm, sau đó chăm sóc con cái để chồng đi làm.

Bà bổ sung thêm rằng, “việc cần phải kết hôn ở độ tuổi nhất định vẫn mang giá trị truyền thống, nên giáo dục có thể bị đẩy xuống hàng thứ yếu”.

May mắn là RMIT Việt Nam đem đến cho sinh viên của mình nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần khác nhau.

“Chúng tôi có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe gồm dịch vụ tư vấn tâm lýdịch vụ Bình đẳng giáo dục(hỗ trợ sinh viên có nhu cầu học tập khác biệt, sinh viên có tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần và sinh viên đang chăm sóc cho người có tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần) và dịch vụ sức khỏe, cũng như sáng kiến có tên gọi Safer Community

Safer Community là một sáng kiến được tạo ra nhằm giúp sinh viên cảm thấy an toàn để các em có thể thổ lộ những vấn đề, trong đó có quấy rối tình dục diễn ra trong hay ngoài trường. Chúng tôi sẽ hỗ trợ sinh viên trong những vấn đề này”, bà giải thích.

 

 

Bộ phận Safe Community của RMIT đã thực hiện chiến dịch mang tên SHhhh – When Silence Hurts (tạm dịch: Suỵt – Im lặng sẽ gây tổn thương) nhằm nâng cao nhận thức về chủ đề mà nhiều người cảm thấy không thoải mái hay không an toàn khi đề cập đến. Bộ phận Safe Community của RMIT đã thực hiện chiến dịch mang tên SHhhh – When Silence Hurts (tạm dịch: Suỵt – Im lặng sẽ gây tổn thương) nhằm nâng cao nhận thức về chủ đề mà nhiều người cảm thấy không thoải mái hay không an toàn khi đề cập đến.

Một số vấn đề phổ biến khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần là bắt nạt trên mạng xã hội và bắt nạt giữa bạn bè với nhau. Sinh viên cũng có thể đề cập đến những vấn đề này với chuyên gia sức khỏe tâm thần của RMIT.

“Chúng tôi còn có dịch vụ tư vấn tâm lý dành cho sinh viên cần hỗ trợ về tâm lý”, bà tiếp lời. “Dịch vụ tư vấn tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý thường khó tiếp cận ở cộng đồng bên ngoài và thường nằm ngoài khả năng chi trả”.

“Tiền đề của những gì chúng tôi thực hiện tại RMIT là nếu sinh viên có khó khăn trong việc học, nghĩa là có thể các em cũng có vấn đề tâm lý hoặc gia đình cần phải giải quyết hòng có thể thành công trên con đường học vấn”.

Nỗ lực như vậy, đáng buồn thay vẫn còn hiếm hoi. Ý thức về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam nhìn chung còn thấp, điều đó có nghĩa phản ứng trước vấn đề sức khỏe tâm thần thường kém trong khi kỳ thị xã hội có thể khiến nhiều người không cởi mở về những vấn đề nội tại mà họ đang gặp phải.

“Nhìn nhận về sức khỏe tâm thần vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi”, bà giải thích. “Dù hiện đã có một số thông tin về những vấn đề sức khỏe tinh thần thông thường như lo lắng, trầm cảm và căng thẳng, phản ứng với vấn đề này vẫn chưa như chúng ta mong được”.

Vào ngày Sức khỏe thế giới, thông điệp chính mà các chuyên gia sức khỏe muốn lan tỏa là không thể tách biệt sức khỏe thể chất và tinh thần.

“Khi nghĩ về ngày Sức khỏe thế giới, chúng ta lập tức nghĩ ngay về sức khỏe thể chất, luyện tập thể dục và chế độ ăn uống”, bà chia sẻ. “Tôi nghĩ điều cực kỳ quan trọng là bắt đầu thực hiện và nghĩ về cách làm thế nào, khi thể chất bị tổn hại sức khỏe tinh thần của bạn sẽ luôn bị ảnh hưởng và ngược lại. Vậy nên hãy nhìn nhận vấn đề sức khỏe một cách toàn diện hơn”.

Bài: Michael Tatarski

  • Chăm sóc Sức khỏe & Tâm lý
  • Cộng đồng
05/04/2019

Chia sẻ

Tin tức liên quan