Tiến sĩ Rajkishore Nayak, giảng viên cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam, mô tả RFID là “công nghệ tương lai của ngành bán lẻ”.
Ông chia sẻ: “Nhắc đến xu hướng hiện nay trong ngành bán lẻ thời trang hoặc kinh doanh, bạn sẽ thấy nhiều công ty đang chuyển sang công nghệ mới, dùng RFID thay thế mã vạch”.
Theo Tiến sĩ Nayak, lý do chính công nghệ này trở nên phổ biến là nhờ tính hiệu quả và an ninh.
“Công nghệ này có nhiều lợi thế với ngành bán lẻ. Thẻ nhãn RFID không dễ bị điều khiển hay gỡ bỏ, nên khó trộm vặt trong cửa hàng. RFID còn theo dõi khối lượng và vị trí của sản phẩm chính xác – ngay cả khi hàng hoá đang di chuyển – nên các cửa hàng biết chính xác sản phẩm nào đang trên kệ và sản phẩm đó đang ở đâu vào thời điểm theo dõi”, Tiến sĩ nói. “Điều này giúp quy trình phân loại hàng tồn nhanh hơn rất nhiều”.
Nhờ tính hiệu quả của thẻ nhãn RFID, Tiến sĩ Nayak dự đoán đến năm 2025, 50% thương hiệu bán lẻ sẽ dùng công nghệ này. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành chế tác và trồng trọt để theo dõi các dây chuyền sản xuất và nông sản tồn.
“Các nông trại trồng dâu nuôi tằm đã dùng thẻ RFID trên từng kén tằm, theo dõi độ tăng trưởng và lượng tơ mà chúng nhả ra được. Thẻ còn dùng để theo dõi sợi len. Từ thẻ RFID, nông dân có thể biết một con cừu đang khoẻ mạnh hay giảm cân. Ngay cả với 50 ngàn con cừu trong nông trại, họ vẫn có thể theo dõi từng cá thể một cách dễ dàng với công nghệ này”, Tiến sĩ Nayak nhấn mạnh. “Công nghệ này còn rất tốt cho muôn thú”.
Tiến sĩ Nayak nhận thấy chi phí là thách thức lớn nhất với các cửa hàng bán lẻ, vì sẽ tăng lên rất nhiều từ khoảng 23 đồng cho thẻ mã vạch lên khoảng hơn 1.000 đồng cho thẻ nhãn RFID.
Ông cho biết: “Doanh nghiệp chắn chắn còn đang lưỡng lự trong việc ứng dụng công nghê RFID do vấn đề chi phí vì thẻ nhãn này đắt đỏ hơn, mà còn cần bộ công nghệ đi kèm như hệ thống máy tính, máy scan và máy đọc phức tạp. Bên cạnh đó, một số ý kiến chỉ trích rằng hệ thống này dễ bị xâm nhập. Tuy nhiên, nguy cơ chính đến từ sản phẩm nhái tương tự đang lừa bịp khách hàng khiến họ nghĩ rằng mình đang mua sản phẩm chính hiệu. Doanh nghiệp trong ngành cũng đang giải quyết vấn đề này.