Phó giáo sư Abbas Mohajerani, kỹ sư dân dụng tại Khoa Kỹ thuật, Đại học RMIT và là chủ nhiệm đề tài, cho biết nghiên cứu nhắm đến hai vấn đề môi trường – trữ lượng chất thải rắn hữu cơ và việc khai thác sỏi đá để sản xuất gạch.
“Hơn ba triệu mét khối đất sét được đào lên mỗi năm cho ngành gạch trên toàn cầu, để sản xuất ra khoảng 1,5 nghìn tỉ viên gạch”, Phó giáo sư nói. “Đưa chất thải rắn hữu cơ vào gạch có thể là giải pháp cho những thách thức môi trường lớn này. Đây là đề xuất mang tính thực tế và bền vững để tái chế chất thải rắn hữu cơ hiện được lưu kho hoặc đưa ra bãi rác khắp nơi trên toàn cầu”.
Nghiên cứu xem xét đặc tính vật lý, hóa học và chế tác của gạch nung kết hợp với tỉ lệ chất thải rắn hữu cơ khác nhau - từ 10 đến 25 phần trăm.
Gạch thêm chất thải rắn hữu cơ đã vượt qua được kiểm tra về sức bền nén. Phân tích cho thấy vẫn còn kim loại nặng được giữ lại trong gạch. Chất thải rắn hữu cơ có thể có nguyên tố hóa học rất khác nhau, nên các nhà nghiên cứu đề xuất kiểm tra thêm trước khi sản xuất trên quy mô lớn.
Gạch từ chất thải rắn hữu cơ xốp hơn gạch thông thường nên dẫn nhiệt ít hơn.
Nghiên cứu còn cho thấy năng lượng đốt nóng cần thiết để làm gạch chứa 25 phần trăm chất thải rắn hữu cơ được cắt giảm đến 48,6 phần trăm. Điều này nhờ thành phần hữu cơ của chất thải rắn hữu cơ và có thể giảm đáng kể dấu chân carbon của các công ty sản xuất gạch.
Kết quả của so sánh Đánh giá Vòng đời và nghiên cứu phát xạ được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu trên cũng xác nhận gạch chất thải rắn hữu cơ đem đến một phương thức bền vững khác hòng giải quyết tác động môi trường của việc quản lý chất thải rắn hữu cơ và sản xuất gạch.
Với sự tài trợ của Đại học RMIT, tổ chức Nước Melbourne, học bổng Chương trình Hướng dẫn nghiên cứu của Chính phủ Úc, nghiên cứu được công bố trên “Green Building Materials Special Issue” (số đặc biệt về Vật liệu xây dựng xanh) của Buildings vào tháng 1/2019 (DOI: 10.3390/buildings9010014).
Bài: Gosia Kaszubska