“Around Us sẽ giống như một cuốn bài tập, vì sau mỗi tình huống, người đọc sẽ có cơ hội suy ngẫm về chúng”, Tú Anh cho biết. “Khi lên ý tưởng về những đoạn thoại có thể vẽ minh họa, chúng tôi đã phác họa nên các những nhân vật khác nhau cho thấy rõ các nhóm giới tính, tuổi và môi trường khác nhau. Trong quá trình thực hiện chúng tôi luôn ghi nhớ trong đầu rằng trẻ em dù có giới tình nào đi nữa cũng có thể bị lạm dụng, và kẻ lạm dụng có thể là bất kỳ ai, bất kể họ là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, đang ở đâu trong xã hội, gia cảnh thế nào, hay trình độ học vấn ra sao,...".
Tú Anh tự xem mình là “bạn đọc đầu tiên” chịu ảnh hưởng của cuốn sách.
“Tôi đã thay đổi. Chính bản thân tôi cũng từng rất e ngại khi đề cập đến hay thảo luận về vấn đề này như phản ứng thường thấy trong xã hội chúng ta. Tôi luôn né không đọc những tin liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em”, Tú Anh chia sẻ và nhớ lại bản thân từng hết sức kinh ngạc như thế nào khi nghe thông tin do đại diện của Hope Unending chia sẻ - hơn 90% kẻ lạm dụng là người mà các bé biết.
“Chúng ta nên được cung cấp thông tin và dạy về lạm dụng tình dục, và chúng ta không thể mù mờ và lảng tránh chủ đề này được”, Tú Anh nhấn mạnh.
Thùy Linh, người đem những nét vẽ ngây thơ và sống động góp phần quan trọng vào hoàn tất cuốn sách, chia sẻ rằng dự án dạy cô “cách tạo ra được một sản phẩm sáng tạo mang tính ứng dụng" và cho cô “cái cách nhìn mới đối với loại hình nghệ thuật này”, điều sẽ rất hữu ích cho sự nghiệp mà cô muốn đeo đuổi trong tương lai.
Để tạo hiệu quả lớn hơn, RMIT sẽ tài trợ in sách để chia sẻ trong trường, và để Hope Unending phát hành ra cộng đồng bên ngoài.
Around Us còn được trưng bày tại Liên hoan Thiết kế và Truyền thông Việt Nam: Hà Nội 2019 –chuỗi các sự kiện và hoạt động giáo dục, thông tin do Đại học RMIT Việt Nam hợp tác cùng UNESCO và Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), đồng tổ chức nhằm ghi nhận và tôn vinh nét văn hoá và sáng tạo Việt Nam. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1-17/11 tới đây.
Bài: Hoàng Hà