Bền vững cho ngành thời trang Việt Nam

Bền vững cho ngành thời trang Việt Nam

Theo các nghiên cứu viên Đại học RMIT, dù Việt Nam nằm trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, khái niệm chuỗi cung ứng bền vững vẫn còn mới với nhiều đơn vị gia công trong nước.

Các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam Tiến sĩ Rajkishore Nayak (trái) và Tiến sĩ Reza Akbari (phải) đóng góp vào nghiên cứu về bền vững trong chuỗi cung ứng ngành thời trang ở Việt Nam.  Các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam Tiến sĩ Rajkishore Nayak (trái) và Tiến sĩ Reza Akbari (phải) đóng góp vào nghiên cứu về bền vững trong chuỗi cung ứng ngành thời trang ở Việt Nam.

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành thời trang và dệt may, và hiện được xếp thứ tư trên tổng sản phẩm thời trang xuất khẩu nhờ giá cả lao động cạnh tranh và chính sách ưu đãi của chính phủ. Đây là nhận định của Tiến sĩ Rajkishore Nayak –đồng tác giả nghiên cứu và giảng viên cấp cao của Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam.

“Lĩnh vực dệt may xếp thứ hai sau điện tử (máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử) trong tổng trao đổi ngoại tệ, ảnh hưởng đáng kể lên tổng sản phẩm quốc nội GDP”, Tiến sĩ Nayak cho biết. “Tổng giá trị xuất khẩu của ngành thời trang và dệt may Việt Nam đã và đang tăng bền vững qua từng năm”. “Và với khoảng 6.000 công xưởng dệt may, ngành này đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,7% dân số nước này”.

Dù Việt Nam nằm trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, khái niệm chuỗi cung ứng bền vững vẫn còn mới với nhiều đơn vị gia công trong nước. Dù Việt Nam nằm trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, khái niệm chuỗi cung ứng bền vững vẫn còn mới với nhiều đơn vị gia công trong nước.

Với con số cao như vậy, vấn đề môi trường liên quan đến gia công dệt may hiện dấy lên mối quan ngại vô cùng to lớn.

“Trong bảng xếp hạng toàn cầu dành cho quốc gia, Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới thải rác thải nhựa ra biển, tiếng chuông báo động do chính khách du lịch trong và ngoài nước  gióng lên”, Tiến sĩ Nayak cho biết. “Báo cáo cho thấy đất đai ở Việt Nam bị ô nhiễm do dùng thuốc trừ sâu trong trồng sợi bông, như bông vải”.

“Ngành thời trang ‘mì ăn liền’ cộng với túi tiền rủng rỉnh của người tiêu dùng khiến đồ may mặc bị đào thải nhiều hơn, trong khi đó ý thức tái sử dụng, tái chế và dùng các sản phẩm cũng như bao bì thân thiện với môi trường vẫn còn thấp trong những khách hàng của ngành thời trang ở Việt Nam”, Tiến sĩ Nayak nhấn mạnh.“Số doanh nghiệp tái sử dụng hay nâng cấp quần áo cũ rất thấp. Kết quả là nhiều quần áo cũ và lỗi thời cuối cùng cũng bị đẩy ra các bãi rác, tạo ra vấn nạn môi trường vô cùng nghiêm trọng ở Việt Nam”. 

Theo Tiến sĩ Nayak, nhiều doanh nghiệp ngành thời trang và dệt may Việt Nam “đang nỗ lực đạt được ba mảng quan trọng, gồm xã hội, môi trường và tài chính, trong tiêu chí bền vững”, điều mà theo ông thể hiện được khuynh hướng của doanh nghiệp trong ngành, đang dần thay đổi nhận thức và chọn cách bền vững hơn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

“Doanh nghiệp trong ngành bắt đầu trang bị thiết bị xử lý nước thải có thể cho ra nước có thể uống được luôn; phấn đấu đáp ứng được các bộ tiêu chuẩn Nhu cầu Oxy hoá BOD, Nhu cầu Oxy hoá học COD và Tổng chất rắn hoà tan TDS trong nước thải; và nhiều nhà máy may mặc và dệt tập trung dùng các nguyên liệu bền vững hơn như bông vải hữu cơ, bông vải có trữ lượng hoá chất thấp, tre và tơ nhân tạo”. 

“Tuy nhiên, có những doanh nghiệp không thể dự phần vào giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường vì vấn đề tài chính. Mua trang thiết bị và công nghệ mới thì tốn kém nên không khả thi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tiến sĩ Nayak chia sẻ và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ phía chính phủ cũng như các chính sách thân thiện môi trường của các công ty để có thể đạt được bền vững về môi trường.

Đồng tác giả nghiên cứu và là Chủ nhiệm Bộ môn Quản trị chuỗi cung ứng và logistics, Tiến sĩ Reza Akbari đồng ý với bình luận của Tiến sĩ Nayak và bổ sung thêm rằng: “Kinh tế Việt Nam tăng trường mạnh mẽ và Việt Nam định vị bản thân làm một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, song hành cùng kết quả phát triển này cần thực thi chiến lược bền vững và cập nhật nguyên tắc ứng xử thể hiện hơn mối quan tâm với phương thức vận hành chuỗi cung ứng bền vững, đặc biệt trong ngành thời trang”. Nghiên cứu với tiêu đề “Những khuynh hướng bền vững hiện nay trong chuỗi cung ứng ngành thời trang Việt Nam” được thực hiện với sự hợp tác của giảng viên Shaghayegh Makeki Far đến từ Đại học RMIT (Melbourne) và được công bố trên tạp chí học thuật về sản xuất sạch hơn Journal of Cleaner Production

Bài: Hoàng Hà 

19/11/2019

Chia sẻ

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững
  • Thời trang

Tin tức liên quan