RMIT Việt Nam giúp sinh viên đón đầu Công nghiệp 4.0

RMIT Việt Nam giúp sinh viên đón đầu Công nghiệp 4.0

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 nhiều nhất, tạo cơ hội cho lao động tay nghề cao.

Theo dự báo của trang web giới thiệu việc làm Vietnamworks, dù có gần 80.000 nhân lực công nghệ thông tin ra trường trong năm 2017 và 2018, đến cuối năm nay, Việt Nam vẫn sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực ngành này.

Nguyễn Quang Bửu, cựu sinh viên RMIT Việt Nam hiện là Kỹ sư phần mềm tại Goolge ở California (Mỹ), đã chia sẻ tại buổi tọa đàm do trường tổ chức gần đây rằng kiến thức nền tảng vững chắc và kỹ năng mềm là những yếu tố thiết yếu để làm việc trong các ngành nghề bị ảnh hưởng bởi Công nghiệp 4.0 - thuật ngữ bao hàm toàn bộ các xu hướng hiện nay trong tự động hóa và trao đổi lượng lớn dữ liệu trong công nghệ chế tác.      

“Kỹ sư làm việc tại các công ty lớn như Google hay Facebook cần nắm vững kiến thức nền vì đây là nền tảng để bổ sung thêm kiến thức. Thêm vào đó, các công ty này thường có các nhóm làm việc lớn với từ mười đến hàng trăm người đến từ khắp nơi trên thế giới. Ví như nhóm của tôi có đến 50 người đến từ 18 quốc gia, vậy nên hiểu về văn hóa, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, giải quyết vấn đề và viết báo cáo là rất quan trọng để có thể làm việc hiệu quả và giao tiếp tốt trong nhóm”, Bửu chia sẻ.

 

RMIT Việt Nam trang bị cho những kỹ sư tương lai kỹ năng và kiến thức theo nhu cầu của doanh nghiệp. RMIT Việt Nam trang bị cho những kỹ sư tương lai kỹ năng và kiến thức theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành, giảng viên ngành Công nghệ thông tin tại RMIT Việt Nam, chia sẻ rằng việc đào tạo nhân lực chất lượng cao và thạo nghề phải đồng hành cùng nhu cầu của doanh nghiệp.

“Tại Khoa Khoa học và Công nghệ RMIT Việt Nam, chúng tôi có Hội đồng cố vấn chuyên môn với thành viên là đại diện các công ty phần mềm lớn đang hoạt động tại Việt Nam. Qua hình thức hợp tác này, chúng tôi có thể trang bị cho các kỹ sư tương lai những kỹ năng và kiến thức mà doanh nghiệp đang cần”, Tiến sĩ Thành giải thích.

“Nhờ thấu hiểu doanh nghiệp, chúng tôi đưa ra những môn học đáp ứng được các xu hướng công nghệ như blockchain và Internet of Things (mạng lưới vạn vật kết nối Internet). Trong mỗi môn học, RMIT chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kiến thức nền tảng và chuyên sâu giúp sinh viên có khả năng ứng phó với những vấn đề kỹ thuật ‘khó nhằn’ như công nghệ web mới HTML5, CSS3, ES6, ReactJS và Redux. Đây là những công nghệ tiên tiến và đầy thách thức được rất nhiều doanh nghiệp săn đón”. 

Sinh viên Khoa Khoa học và Công nghệ, RMIT Việt Nam trong hoạt động thảo luận nhóm. Sinh viên Khoa Khoa học và Công nghệ, RMIT Việt Nam trong hoạt động thảo luận nhóm.

Tiến sĩ Thành chia sẻ thêm rằng việc chú trọng vào các kỹ năng công nghệ cao phù hợp thật sự được đền đáp trong thực tế, với kết quả là “100% sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại RMIT Việt Nam đều có việc làm ngay trong hoặc khi vừa hoàn tất chương trình thực tập”.  

  • Kỹ thuật

Tin tức liên quan