Diễn đàn Thành phố Thông minh & Bền vững

Smart & Sustainable Cities (SSC) Forum

Tổng quát

Với hơn 3,5 tỷ người đang sinh sống ở các thành phố vào thời điểm hiện tại và dự kiến lên đến 70% nhân loại sống ở đô thị vào năm 2050, việc phát triển các thành phố thông minh và bền vững được đặt lên hàng đầu trong quy hoạch và phát triển thành thị.

Mục tiêu tổng quát của Diễn đàn Thành phố Thông minh & Bền vững (SSC) của đại học RMIT Việt Nam là cung cấp nền tảng để chia sẻ kiến thức và thực tiễn tốt nhất để đảm bảo rằng các bên liên quan - từ các phân khúc ngành chính đến các tổ chức khu vực công và các tổ chức phi chính phủ địa phương / quốc tế sẽ có thông tin quan trọng về việc phát triển đô thị của quốc gia. 

event-illus-smart-sustainable-v1

 

Các chủ đề chính của diễn đàn có tầm quan trọng đáng kể đến sự phát triển bền vững của các trung tâm đô thị của Việt Nam. Dựa trên điều tra dân số Việt Nam năm 2020, dân số hiện tại của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là khoảng 8,3 và 9,3 triệu người, và được dự kiến sẽ tăng thêm. Do đó, diễn đàn kỳ này mong muốn tìm cách để thông báo cho các người tham dự về những chủ đề chính để có thể đề ra các dự án thích hợp cho sự phát triển đô thị.

Ngôn ngữ

Tiếng Anh / tiếng Việt dịch đồng thời

Các đề tài thảo luận

  • Quản trị Thông minh và mối liên kết với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc 
  • Trung tâm đổi mới sáng tạo Blockchain 
  • Các thành phố đáng sống  
  • Tầm nhìn của chính phủ về phát triển thông minh và bền vững 
  • Đối chuẩn (benchmarking) quá trình phát triển đô thị thông minh 
  • Sự dịch chuyển tới một “Việt Nam Kỹ thuật số” 
  • Du lịch thông minh, quản trị và chuỗi cung ứng 
  • Ô nhiễm nhựa và giải pháp sáng tạo  
  • Các giải pháp của đô thị thông minh và sự biến đổi khí hậu  

Khách mời

Danh sách có thể sẽ thay đổi dựa trên lịch của các khách mời.

event-guest-speaker-ssc-vie-1-24
event-guest-speaker-ssc-vie-2-24
event-guest-speaker-ssc-vie-3-24

Diễn giả từ RMIT

Danh sách có thể sẽ thay đổi dựa trên lịch của các diễn giả.

event-rmit-speaker-ssc-vie-1-24
event-rmit-speaker-ssc-vie-2-24
event-rmit-speaker-ssc-vie-3-24
event-rmit-speaker-ssc-vie-4-24

Mục tiêu

Người tham dự

event-audience-smart-sustainable-cities-forum

Sẽ có hơn 1.000 người tham dự tại diễn đàn này, bao gồm:    

  • Sinh viên RMIT 
  • Nhân viên và nhà nghiên cứu RMIT 
  • Lãnh đạo Chính phủ 
  • Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế 
  • Đối tác trong ngành 
  • Công chúng 
  • Giới truyền thông 

Lý do tham dự

Đối với học sinh – sinh viên

  • Thu thập ý kiến và hiểu biết sâu sắc từ các nhà lãnh đạo trứ danh của các tổ chức để nâng cao kinh nghiệm học tập và quan sát các lý thuyết trong thực tế   
  • Lắng nghe các quan chức chính phủ cấp cao, các cố vấn phác thảo tầm nhìn của họ về sự phát triển bền vững trong tương lai của Việt Nam 

Đối với các doanh nghiệp

  • Cung cấp thông tin và thiết lập suy nghĩ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bạn và tương tác với sinh viên của chúng tôi    
  • Quan sát những thành công của các công ty nổi tiếng, tìm hiểu về các phương pháp kinh doanh tiên tiến và ý tưởng đổi mới để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của tổ chức của bạn  

Đối với các ban ngành chính phủ

  • Cung cấp thông tin và thiết lập suy nghĩ của các nhà lãnh đạo tương lai bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bạn với sinh viên của chúng tôi  
  • Nêu rõ tầm nhìn mà chính phủ đặt ra để đảm bảo một tương lai thịnh vượng cho Việt Nam và người dân    
  • Tương tác với một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và châu Á rộng rãi hơn  

Đối với giới truyền thông

  • Thể hiện những bước tiến mà Việt Nam đang đạt được cho vấn đề Bền vững     
  • Ghi dấu những câu chuyện thành công của các doanh nghiệp Việt Nam với người Việt Nam và cộng đồng toàn cầu    
  • Nêu bật những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt    
  • Nhấn mạnh nhu cần cấp thiết củav việc quy hoạch đô thị theo hướng thông minh và bền vững cho các trung tâm thành thị của Việt Nam  
      
      
Diễn đàn do Đại học RMIT phối hợp tổ chức cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh (DXCenter).