Nộp hồ sơ chương trình chuyển tiếp đến Melbourne

Chương trình chuyển tiếp đến RMIT Melbourne có quy trình riêng để đăng kí và nộp hồ sơ. Các bạn cần tìm hiểu kĩ hoặc liên hệ với bộ phận Chuyển tiếp trước khi bắt đầu nộp hồ sơ.

  • Học kỳ 1 (Kỳ nhập học tháng 3): Từ ngày 12/8 đến ngày 1/10 (năm trước năm bắt đầu chuyển tiếp)
  • Học kỳ 2 (Kỳ nhập học tháng 7): Từ ngày 3/1 đến ngày 20/2 (cùng năm bắt đầu đi chuyển tiếp)

Lưu ý:

  • Kiểm tra tại đây xem kỳ học mà bạn muốn chuyển tiếp có chương trình của bạn không.
  • Hồ sơ chuyển tiếp và visa của bạn có thể bị từ chối hoặc bị trễ nếu bạn nộp hồ sơ xin chuyển tiếp trễ.
  • Thời hạn nộp hồ sơ có thể thay đổi tùy theo giai đoạn, sinh viên vui lòng theo dõi thông tin cập nhật tại Facebook page, và website hoặc kiểm tra email thường xuyên để được nhận thông báo cập nhật dành cho sinh viên.
  • Sinh viên trao đổi cần nộp hồ sơ trước 2 – 3 tháng để có đủ thời gian nhận Thư xác nhận nhập học và gia hạn visa du học trước khi visa du học Australia của chương trình trao đổi hết hạn.

1. Tìm hiểu chương trình dự định theo học tại RMIT Melbourne

  • Yêu cầu tuyển sinh
  • Cấu trúc chương trình, nội dung môn học, học phí 
  • Hạn chót nộp đơn

Các thông tin hữu ích để tham khảo:

2. Chuẩn bị các hồ sơ tuyển sinh (file mềm)

Để quá trình xét tuyển nhập học không bị chậm trễ, vui lòng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cùng với đơn đăng ký nhập học. Bạn có thể tải "Hướng dẫn thủ tục chuyển tiếp - Dành cho sinh viên nộp hồ sơ trực tiếp tại RMIT tại Việt Nam" HOẶC "Hướng dẫn thủ tục - Dành cho sinh viên đang trao đổi muốn nộp đơn chuyển tiếp đến RMIT Melboune".

Lưu ý: Sinh viên từng bị từ chối nhập cảnh vào Australia hay bất kỳ quốc gia khác, hoặc công dân một số quốc gia  nhất định, phải nộp kèm Tiểu luận thể hiện mục đích học tập (Statement of Purpose) và thư từ chối visa trong hồ sơ tuyển sinh.

3. Nộp hồ sơ trực tuyến qua Studylink Portal

Điền vào mẫu đơn đăng ký nhập học và đính kèm tất cả giấy tờ hỗ trợ có liên quan (tham khảo Hướng dẫn thủ tục nhập học để biết hồ sơ bắt buộc).

Sau khi hoàn tất đăng ký nhập học, tiếp tục làm theo hướng dẫn để nộp hồ sơ.

Lưu ý: Nếu bạn không thể đăng ký trực tuyến, vui lòng liên hệ chuyên viên Bộ phân Chuyển tiếp tại transfer@rmit.edu.vn.

4. Chấp nhận Thư mời nhập học từ RMIT Melbourne

Hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá dựa trên quy trình và chính sách của RMIT. Nếu hồ sơ của bạn thành công, bạn sẽ nhận được thư mời nhập học qua email. Hãy làm theo hướng dẫn để chấp nhận thư mời qua cổng đăng ký trực tuyến.  

Sau khi chấp nhận thư mời, bạn làm theo hướng dẫn để thực hiện đặt cọc học phí trực tuyến. 

Lưu ý: OSHC - Bảo hiểm y tế du học sinh Australia -  là bắt buộc đối với tất cả sinh viên quốc tế nộp đơn nhập học tại Australia. Đặt cọc học phí tương đương với mức học phí một học kỳ của chương trình đã chọn tại RMIT Melbourne.

5. Nhận eCoE - Thư xác nhận nhập học

  • Sau khi chấp nhận Thư mời nhập học, eCoE sẽ được gửi từ RMIT Melbourne trong 2-3 ngày làm việc (nếu thư mời nhập học không có điều kiện đi kèm).
  • Đối với thư mời nhập học có điều kiện đi kèm (do sinh viên chưa đạt tất cả các yêu cầu tuyển sinh để học tập tại RMIT Melbourne), bộ phận Chuyển tiếp của RMIT Việt Nam sẽ giúp sinh viên nộp đơn xin eCoE có điều kiện.

Thư xác nhận nhập học (CoE) là thư chính thức cấp bởi RMIT Melbourne và được sử dụng bởi Chính phủ Australia. Thư xác nhận nhập học thể hiện  chính xác những chi tiết về chương trình học của sinh viên, bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc dự kiến của mỗi chương trình,  các khoản phí đã trả và tổng mức phí ước tính theo quy định.

Bạn cần có Thư xác nhận nhập học hợp lệ để xin visa du học tại Australia (visa 500).  

Bạn cần có Thư xác nhận nhập học hợp lệ trong quá trìnhhọc với visa du học tại Australia.

RMIT sẽ cấp Thư xác nhận nhập học sau khi sinh viên đã:

  • Chấp nhận Thư mời nhập học, và
  • Đáp ứng tất cả điều kiện cần thiết trong thư mời, và
  • Đặt cọc học phí, và 
  • Thanh toán phí Bảo hiểm y tế du học sinh Australia (OSHC) nếu RMIT đã sắp xếp giúp bạn, và
  • Cung cấp giấy tờ liên quan đến việc chính thức chấp nhận thư mời và trường đã nhận được những tài liệu này

Sau khi tất cả điều kiện trên được hoàn tất, RMIT sẽ xử lý và tiến hành cấp Thư xác nhận nhập học cho sinh viên.

Đối với Thư mời nhập học có điều kiện (nếu sinh viên chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đầu vào để học tại RMIT Melbourne), sinh viên sẽ nộp đơn xin Thư mời nhập học có điều kiện để xin visa du học (không phải đợi đến khi có kết quả học kỳ cuối tại Việt Nam trước khi chuyển tiếp).

6. Nộp đơn xin visa du học

Sau khi nhận được eCoE, bộ phận Chuyển tiếp sẽ tiếp tục hỗ trợ sinh viên về thủ tục hồ sơ visa du học Australia.

Đối với sinh viên trao đổi tại RMIT Melbourne muốn nộp đơn chuyển tiếp, bạn có thể nộp visa khi đang ở Australia, quy trình nộp visa online tương tự với khi bạn nộp đơn xin visa đi trao đổi. Vào lần nộp visa thứ hai, bạn có thể không bị yêu cầu phải đi khám sức khỏe hoặc lấy sinh trắc học.

Đối với sinh viên đang học tập tại RMIT Việt Nam, ngoài các phí đã được liệt kê ở trên, bao gồm phí bảo hiểm công OSHC và ký quỹ học phí - bằng với học phí học kỳ đầu tiên tại RMIT Melbourne, bạn phải chuẩn bị các chi phí sau để nộp hồ sơ xin visa:

  • Phí khám sức khỏe ~2.300.000 VNĐ (~145 đô Australia) (các phòng khám y tế khác nhau có thể có mức phí khác nhau)
  • Phí visa (thanh toán ngay sau khi nộp hồ sơ visa trực tuyến - bằng thẻ tín dụng credit/debit): ~1600 đô Australia(~27,000,000 VNĐ) (bạn cũng phải  trả phí phát sinh thêm do chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán quốc tế)
  • Chụp hình và lấy sinh trắc học tại VFS Hồ Chí Minh / Hà Nội: ~272.500 VNĐ (17 đô Australia)

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin sau:

7. Chuẩn bị nhập học và đăng ký môn học tại RMIT Melbourne

 

Tham dự sự kiện Chuẩn bị nhập học: thường được tổ chức 1-2 tháng trước khi chương trình học tại RMIT Melbourne bắt đầu.

Nếu thư mời của bạn là vô điều kiện, bạn có thể bắt đầu đăng ký các môn học sau khi nhận được eCoE và rút hồ sơ nhập học tại Việt Nam. Bạn có thể thực hiện thao tác này thông qua trang tự quản trị dành cho sinh viên - myRMIT. Bạn sẽ nhận thông tin đăng nhập myRMIT qua email.

Lưu ý: Bạn cũng có thể rút hồ sơ nhập học tại RMIT Việt Nam trực tuyến qua myRMIT (tốt nhất là sau khi bạn đã nhận được visa du học). Hướng dẫn sẽ có trong email.

Nếu thư mời của bạn có điều kiện phải hoàn thành (các) học kỳ hiện tại tại RMIT Việt Nam, bạn phải đợi đến khi có kết quả của (các) học kỳ hiện tại. Nếu bạn hoàn tất tất cả các môn học hiện đang đăng ký, điều kiện của thư mời sẽ được dỡ bỏ. Bạn phải rút hồ sơ nhập học tại Việt Nam để có thể đăng ký các môn học ở Melbourne, và bạn sẽ nhận được thông báo qua email từ RMIT Melbourne khi nào bạn có thể nhập học.

 

 

Một số nguồn tham khảo:

 

Dành cho sinh viên chương trình tại RMIT Việt Nam (Cử nhân/ Thạc sĩ) hiện đang học trao đổi tại RMIT Melbourne

  • Một bản sao hộ chiếu, bao gồm trang hình ảnh, thông tin cá nhân và tất cả các trang có dấu thị thực hoặc dấu nhập cảnh (nếu có). Hộ chiếu còn hạn tối thiểu sáu tháng tính đến thời điểm hoàn thành chương trình học tại RMIT Melbourne
  • Bảng điểm gần nhất của bạn tại RMIT Việt Nam
  • Đăng ký chuyển tiếp sang RMIT Melbourne - Bạn có thể đăng ký tại đây 
  • Tiểu luận về mục đích học tập, dành cho sinh viên từng bị từ chối cấp visa vào Australia hoặc một quốc gia khác; hoặc sinh viên đến từ một số quốc gia
  • Thư từ chối hay hủy visa (nếu có) nếu sinh viên từng bị từ chối cấp visa hay bị hủy visa vào Australia hoặc các quốc gia khác
  • Visa du học Australia hiện tại của chương trình trao đổi

Dành cho sinh viên đang học chương trình chính khóa tại RMIT Việt Nam (Cử nhân/Thạc sỹ):

  • Một bản sao hộ chiếu, bao gồm trang hình ảnh, thông tin cá nhân và tất cả các trang có dấu thị thực hoặc dấu nhập cảnh (nếu có). Hộ chiếu còn hạn tối thiểu sáu tháng tính đến thời điểm hoàn thành chương trình học tại RMIT Melbourne.
  • Bảng điểm gần  nhất của bạn tại RMIT Việt Nam
  • Đăng ký chuyển tiếp sang RMIT Melbourne - Bạn có thể đăng ký tại đây
  • Tiểu luận về mục đích học tập, dành cho sinh viên từng bị từ chối cấp visa vào Australia hoặc một quốc gia khác; hoặc sinh viên đến từ một số quốc gia
  • Thư từ chối hay hủy visa (nếu có) nếu sinh viên từng bị từ chối cấp visa hay bị hủy visa vào Australia hoặc các quốc gia khác