Tạo mô phỏng thực tế với AI Persona

Tạo mô phỏng thực tế với AI Persona

Kết hợp AI với game hóa có thể hỗ trợ tăng cường sự tham gia của người học, như thí điểm thành công của Tiến sĩ Santiago Velasquez, Phó chủ nhiệm Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, RMIT Việt Nam. Tiến sĩ Velasquez đã sử dụng AI để tạo ra các hình mẫu nhân vật (persona) hư cấu có đầy đủ chi tiết và tính tương tác để sinh viên có thể nhập vai trong những bài tập tư duy thiết kế trong kinh doanh.

Sinh viên có thể tương tác trực tiếp với một chân dung khách hàng không? Với AI, câu trả lời là có. 

Trong môn học Tư duy Thiết kế trong Kinh doanh, học viên viên cần phải khắc họa nên chân dung giả định của các khách hàng tiềm năng (persona) phục vụ cho mục đich marketing. Persona là những hình mẫu giả định, đại diện cho chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp với những nhu cầu, hành vi, sở thích và tính cách... gần với thực tế. Mục đích là để hiểu rõ hơn và tương tác với đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, việc tạo ra chính xác những chân dung này cũng gặp những thách thức nhất định, đặc biệt là khi các học viên không quen thuộc và chưa tiếp xúc nhiều với nhóm khách hàng tiềm năng mà họ đang cố gắng khắc họa chân dung.

Thử thách của việc nhập vai 

Do những cân nhắc về đạo đức và pháp lý, các học viên thường được yêu cầu đóng vai hơn là phỏng vấn những khách hàng tiềm năng thực sự. Tuy nhiên, hiểu biết và kinh nghiệm hạn chế của họ có thể dẫn đến những miêu tả không chính xác, dựa trên định kiến chủ quan hoặc bị định hướng bởi truyền thông. Hơn nữa, hiệu quả của trải nghiệm học tập có thể bị ảnh hưởng khi học viên không hoàn toàn nỗ lực để nhập vai. Những yếu tố này đặt ra những thách thức đáng kể cho quá trình học tập. 

Giải pháp: Chân dung khách hàng giả định do AI tạo ra 

Tiến sĩ Santiago Velasquez, Phó chủ nhiệm Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, RMIT Việt Nam, từ lâu đã tìm kiếm một cách tiếp cận thay thế để nâng cao trải nghiệm xây dựng chân dung khách hàng cho học viên thạc sĩ tại RMIT. Nhận ra tiềm năng của Chat GPT để giải quyết những thách thức liên quan đến nhập vai, thầy bắt đầu thử nghiệm sử dụng công cụ này để tạo ra các personas khác nhau.

Mặc dù AI có thể không phải lúc nào cũng tạo ra thông tin hoàn toàn chính xác, nhưng nó có khả năng tạo ra nội dung hợp lý. Chat GPT tận dụng kho dữ liệu khổng lồ của mình để xây dựng chân dung các khách hàng tiềm năng hư cấu đáp ứng các tiêu chí cụ thể mà người học đưa ra. Do đó, chất lượng của các persona được tạo ra gần gũi với thực tế hơn rất nhiều.

six ai generated portrait photos of people Chân dung khách hàng giả định được tạo bởi Chat GPT

Hơn nữa, các persona do AI tạo ra có lợi thế là luôn có sẵn ở đó, cho phép học viên tương tác với họ bất cứ lúc nào, ngày hay đêm. Những nhân vật ảo này có thể cung cấp câu trả lời đáng tin cậy cho một loạt các câu hỏi, bao gồm các câu hỏi về các sự kiện, quy định và chính sách gần đây.

Mức độ tiếp cận và khả năng đáp ứng này sẽ không khả thi trong môi trường lớp học truyền thống, nơi việc nhập vai bị giới hạn trong giờ học và cần có sự tham gia của ít nhất hai cá nhân. Với các persona do AI tạo nên, sinh viên có thể tham gia vào trải nghiệm học tập nhập vai bên ngoài lớp học, vượt qua những hạn chế về thời gian và nguồn lực sẵn có.

Sự hưởng ứng và kết quả học tập của học viên 

Khi được giới thiệu tới học viên về cách xây dựng và tương tác với chân dung khách hàng bằng AI này, sinh viên rất hào hứng và ấn tượng với cách tiếp cận sáng tạo này. Sự đồng cảm cao độ của họ đối với khách hàng trở nên rõ ràng khi họ tương tác với các persona do AI tạo ra. Học viên cung cấp những phản hồi về chân dung khách hàng trực tiếp, rằng chân dung này nên "già hơn" hay "trẻ hơn", "ngầu hơn" hay nên trông "hiền lành hơn"... Những bình luận này cho thấy học viên hiểu sâu hơn về khách hàng tiềm năng của mình.

Chia sẻ

Tin tức liên quan