Sinh viên Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo tại RMIT học tập như thế nào?

Sinh viên Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo tại RMIT học tập như thế nào?

Phó Giáo sư Minh Đinh từ RMIT chia sẻ về những giờ học điển hình của lớp học Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo, về các hoạt động học tập và tương tác với giảng viên cũng như phân bổ thời gian lên lớp và tự học.

Có gì đặc biệt trong lớp học Thạc sĩ công nghệ tại RMIT? Học viên sẽ được tham gia các hoạt động học tập như thế nào, giải toán hay làm bài tập nhóm? Giảng viên đóng vai trò thế nào trong lớp học?

Phó Giáo sư Minh Đinh, Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo và Phó khoa phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới tại RMIT, đã chia sẻ về một giờ học điển hình trong lớp Thạc sĩ công nghệ. Bên cạnh đó, thầy cũng cho lời khuyên để các bạn đạt được kết quả tốt nhất từ chương trình.

Trong hầu hết các môn học thuộc chương trình Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo, học viên học về kỹ thuật, lập trình và làm nhiều bài tập nhóm. Chỉ riêng đối với môn “Chuyên gia AI”, các bạn lại sẽ phải viết nhiều hơn và tham gia thảo luận theo chủ đề. 

Postgraduate students discussing codes on a screen

“Thông thường, giờ lên lớp sẽ chia đều giữa lớp học và phòng lab. Chúng tôi yêu cầu sinh viên hoàn thành 3 tiếng thực hành trong cuối tuần để các bạn có cơ hội đưa những kiến thức lý thuyết đã học vào ứng dụng thực tiễn. Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu sinh viên phải tìm những giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề, sau đó so sánh, đối chiếu và thảo luận xem các giải pháp này có thể bổ trợ nhau như thế nào để giải quyết một vấn đề chung nhất.”

Khi được hỏi về tỉ lệ phân chia thời gian giữa học tại lớp và tự học, Tiến sĩ Minh Đinh cho rằng yêu cầu mỗi môn học có thể khác nhau, nhưng trong lớp của mình thầy kỳ vọng các bạn nên đạt được mức 1:3, nghĩa là sau mỗi giờ học tại lớp các bạn phải tự học 3 giờ để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Và cho dù đó là môn học nào, Tiến sĩ nhận định “mức độ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên luôn được duy trì hiệu quả. Chẳng hạn, giảng viên sẽ phải làm rõ những yêu cầu đề bài và cho ví dụ cụ thể để sinh viên biết mình cần làm gì trong mỗi bài tập. Sinh viên luôn có thể tìm đến sự giúp đỡ của giảng viên để có được phản hồi nhanh và rõ ràng nhất.”

Chia sẻ

Tin tức liên quan