Trong học kỳ đầu tiên, các tân học viên cần chuẩn bị tinh thần cho khối lượng kiến thức và bài tập cho các môn học về cơ sở lập trình và mật mã cũng như các case study chuyên sâu về an toàn thông tin. Điều thú vị là các bạn sẽ được phân tích các cuộc tấn công thông tin đã xảy ra ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, các giảng viên khách mời sẽ mang đến lớp học các bài học thực tế về ứng phó sự cố (Incident response).“Trong học kỳ vừa rồi chúng tôi có 7 đến 8 case study”, Tiến sĩ Manjit Sandhu, giảng viên phụ trách 2 môn học này chia sẻ. “Những bài học thực tế được rút ra từ case study cụ thể. Chẳng hạn, chúng tôi thảo luận về thất bại của Carlsberg ở Nga, một bài học về cách mà bối cảnh chính trị có thể tác động đến doanh nghiệp. Hoặc thành công của Lego ở Hàn Quốc với sự chuyển dịch mang tính cốt lõi khi nhãn hàng tập trung vào đối tượng người trưởng thành trung lưu thay vì trẻ em. Một ví dụ nữa là sự sụp đổ của Astro ở Indonesia, làm nổi bật tầm quan trọng của việc thấu hiểu văn hóa bản địa để thành công.”
Các mô hình phân tích cũng được đưa vào ứng dụng giúp hiểu tường tận từng chiến lược. Các mô hình quen thuộc trong lớp học của Tiến sĩ Sandhu bao gồm PESTLE (phân tích các yếu tố Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Môi trường và Pháp lý để đánh giá cơ hội và rủi ro mang tính vĩ mô), hay Porter’s Five Forces (xác định và phân tích 5 yếu tố cấu thành môi trường cạnh tranh của ngành nhằm tìm ra thế mạnh và yếu điểm của doanh nghiệp), hoặc mô hình VRIO (Giá trị, Độ hiếm, Khả năng bắt chước, Mức độ tổ chức) nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá nguồn lực nội bộ.
Để mang đến những bài học “thực chiến”, Tiến sĩ Sandhu đã mời nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tham gia lớp. Gần đây có ông Safarian Cricha chia sẻ về ngành hàng cacao. Ông là nhà sáng lập CACAO-TRACE và là đồng sáng lập Hiệp hội Cacao Bền vững. Bên cạnh đó, có Tiến sĩ Ryu Trento tham gia để chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu đa ngành của mình. Ông Trento hiện là Giám đốc Điều hành của một tập đoàn gia đình 3 thế hệ hiện đang hoạt động ở 40 quốc gia và tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực.
Một trong những lý do chiến lược đang trở nên ngày càng quan trọng là bởi, như Tiến sĩ Sandhu chia sẻ “Chúng ta đang trong thời kỳ cách mạng số và công nghệ với nhiều gián đoạn xảy ra ở nhiều lĩnh vực. Những doanh nghiệp chậm trễ trong cập nhật công nghệ sẽ bị tụt hậu. Chúng ta cần nhìn xa hơn công nghệ tự động hóa, thực tế ảo hay xe hơi tự lái mà cần cân nhắc cả những vấn đề liên quan đến tính bền vững. Nóng lên toàn cầu hay thiếu hụt nguyên nhiên liệu là những yếu tố cần phải được cân nhắc để dự trù cho các tình huống trong tương lai.”
“Cuối cùng, các chiến lược hiện nay đang tập trung tăng tính cạnh tranh trong các “red ocean” khi doanh nghiệp chỉ tìm cách chiến thắng đối thủ. Tuy nhiên, hướng đi này không thật sự bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ, vốn không có nguồn lực lớn để cạnh tranh hiệu quả. Họ cần phải bắt đầu nghĩ về “blue ocean” để vượt thoát khỏi môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, tạo ra lợi thế cạnh tranh độc nhất và lấy đổi mới làm ưu tiên để sống còn trong môi trước khắc nghiệt sắp tới.
Bạn muốn học cách tạo ra những chiến lược chuẩn mực, cùng tìm hiểu các chương trình Thạc sĩ tại RMIT.