Là một nhà quản trị khách sạn kỳ cựu đến từ Singapore, Tiến sĩ Justin Matthew Pang đam mê nuôi dưỡng thế hệ kế nhiệm chuyên nghiệp cho ngành khách sạn ở Việt Nam.
Tiến sĩ Justin Matthew Pang là giảng viên cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam.
Trước khi trở thành một nhà giáo vào khoảng 15-20 năm trước, Tiến sĩ Pang đã có một khoảng thời gian dài làm việc tại nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, vùng Caribe và châu Á-Thái Bình Dương.
Ông nhận thấy vô vàn cơ hội dồi dào đến từ ngành khách sạn đang phát triển bùng nổ ở Việt Nam.
“Người Việt Nam vốn hiếu khách, nồng hậu và thân thiện. Nhưng điều chúng ta cần là tính nhất quán trong dịch vụ. Chúng ta cần nâng cao tính chuyên nghiệp với những tiêu chuẩn, quy định mà các khách sạn có thể tuân thủ theo”, ông nói.
Theo Tiến sĩ Pang, một trong những rào cản là quan niệm truyền truyền thống ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác về ngành dịch vụ.
“Nghề dịch vụ không phải là nghề nhiều người muốn làm, nhất là khi họ có thể bị coi là người phục vụ. Nhưng điều đó không đúng, đặc biệt là ở châu Âu và châu Mỹ, nơi ngành dịch vụ khách sạn có những chứng nhận và chứng chỉ chuyên môn chuyên biệt”.
“Vì vậy, chúng ta cần thay đổi nhận thức của mọi người. Những người làm nghề dịch vụ là những người chuyên nghiệp”.
Tìm hiểu thêm về quan điểm của Tiến sĩ Pang qua video:
Là một nhà quản trị khách sạn kỳ cựu đến từ Singapore, Tiến sĩ Justin Matthew Pang đam mê nuôi dưỡng thế hệ kế nhiệm chuyên nghiệp cho ngành khách sạn ở Việt Nam.
Khách sạn là một ngành đang bùng nổ, đặc biệt là ở Việt Nam. Là một nhà giáo, tôi mong muốn xây dựng thế hệ những nhà quản trị khách sạn tiếp theo với trình độ chuyên môn cao nhất.
Gặp gỡ chuyên gia
Tiến sĩ Justin Matthew Pang
Nuôi dưỡng thế hệ kế nhiệm chuyên nghiệp trong ngành khách sạn
Tên tôi là Justin Matthew Pang. Tôi là giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn tại RMIT Việt Nam.
Trước khi trở thành một nhà giáo vào khoảng 15-20 năm trước, tôi đã có một khoảng thời gian dài vinh dự được làm việc tại nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, vùng Caribe và châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, quản trị khách sạn lại không phải là lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của tôi. Thực ra, tôi từng theo học tại OCS - Trường Đào tạo sĩ quan Singapore và suýt nữa trở thành sĩ quan của Lực lượng vũ trang Singapore. Nhưng do chấn thương nặng nên kế hoạch đó phải thay đổi.
Tôi chuyển sang học quản trị khách sạn và rồi đem lòng yêu thích làm việc trong ngành này. Tôi cũng chắt lọc ra được nhiều bài học từ quân đội để áp dụng vào công việc quản trị khách sạn.
Khi chuyển sang làm việc trong ngành khách sạn, tôi nhận ra đây là một ngành tuyệt vời vì nó thực sự đa diện. Khách sạn có mảng vận hành gồm bộ phận buồng phòng, nhà hàng, quầy uống, nhân viên hỗ trợ khu vực tiền sảnh, v.v. Bên cạnh đó là các phòng ban hành chính và hỗ trợ chung như kế toán, nhân sự hay tiếp thị. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên một doanh nghiệp toàn diện.
Nhưng phải khẳng định rằng làm việc trong ngành khách sạn không phải là công việc “bàn giấy” ngày nào cũng lặp đi lặp lại. Mỗi ngày lại có một thử thách mới chờ bạn giải quyết.
Dịch vụ thực sự là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta và ngành khách sạn ở Việt Nam đang tăng trưởng vượt bậc.
Thị trường khách sạn dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 2 tỉ đô la Mỹ từ năm 2021 đến năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 14%.
Trong tương lai, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ tại Việt Nam. Người Việt Nam vốn hiếu khách, nồng hậu và thân thiện. Nhưng điều chúng ta cần là tính nhất quán trong dịch vụ.
Chúng ta cần nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ với những tiêu chuẩn, quy định mà các khách sạn có thể tuân thủ và đáp ứng.
Hiện nay, quan niệm truyền thống ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác là nghề dịch vụ không phải là nghề nhiều người muốn làm, nhất là khi họ có thể bị coi là người phục vụ.
Nhưng điều đó không đúng, đặc biệt là ở châu Âu và châu Mỹ, nơi ngành dịch vụ khách sạn được chuyên nghiệp hóa, với chứng nhận và chứng chỉ chuyên môn chuyên biệt.
Vì vậy, chúng ta cần thay đổi nhận thức của mọi người. Những người làm nghề dịch vụ là những người chuyên nghiệp. Khách hàng nên nhìn nhận người làm nghề dịch vụ, đặc biệt là các nhà quản trị khách sạn, như những người chủ nhà đang đón tiếp khách, thay vì là phục vụ khách.
Đặc biệt là sau đại dịch COVID, sức khỏe đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người. Chúng ta cần đảm bảo rằng người làm nghề khách sạn coi nghề này là cơ hội để có được sự bền vững và lối sống cân bằng.
Chúng ta không muốn những người trẻ, đầy nhiệt huyết gia nhập ngành này rồi cuối cùng kiệt sức vì có quá nhiều lo toan và áp lực.
Chúng ta cần đảm bảo rằng họ có thể phát triển bền vững và có khả năng chăm sóc bản thân cũng như sự nghiệp của họ một cách bền lâu.
Ngành khách sạn không còn chỉ xoay quanh hoạt động kinh doanh đơn thuần mà phải bao gồm những cân nhắc về cộng đồng và gia đình, để có được sự tăng trưởng bền vững và phát triển tốt cho người làm nghề.