Dịch vụ Giáo dục công bằng và tiếp cận của RMIT Việt Nam tròn 10 tuổi

Dịch vụ Giáo dục công bằng và tiếp cận của RMIT Việt Nam tròn 10 tuổi

Trong hơn mười năm qua, dịch vụ Giáo dục công bằng và tiếp cận của RMIT Việt Nam (ELA) đã và đang đem đến cơ hội giáo dục bình đẳng và hòa nhập cho nhóm sinh viên có hoàn cảnh cũng như nhu cầu học tập khác biệt.

Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật, tiền thân của ELA, được thành lập năm 2013 với một mục tiêu quan trọng là loại bỏ những rào cản ảnh hưởng đến việc sinh viên có thể tham gia hiệu quả vào mọi trải nghiệm trong trường.

Bà Carol Witney, Quản lý dịch vụ Giáo dục công bằng và tiếp cận, chia sẻ rằng “sinh viên khuyết tật và/hoặc có nhu cầu học tập khác biệt đối mặt với những thách thức rất riêng khi đi học đại học”.

“Nhận thức được điều này, RMIT Việt Nam đã triển khai các chương trình và dịch vụ giúp các em vượt qua những thách thức đó và thành công trên con đường học vấn, cũng như trong cuộc sống. Đây cũng là một phần trong cam kết của nhà trường để đồng hành cùng nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia đầy đủ vào xã hội và được hưởng các quyền cơ bản của mình một cách bình đẳng”.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'rmit-vietnam-equitable-learning-and-accessibility-news-1' Quản lý dịch vụ Giáo dục công bằng và tiếp cận, bà Carol Witney (đứng, thứ hai từ trái sang) và các đồng nghiệp của phòng Chăm sóc sức khỏe và Tham vấn tâm lý

Trung tâm được đổi tên thành Dịch vụ Giáo dục công bằng (ELS) vào năm 2016 và trực thuộc Phòng Chăm sóc sức khỏe, giúp hoàn thiện các hỗ trợ toàn diện mà phòng đem đến cho sinh viên để các em có thể thành công.

ELS ngày càng lớn mạnh với khoảng 100 lượt đăng ký hỗ trợ mỗi học kỳ ở cả cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội kể từ năm 2015 đến nay. Đối tượng thụ hưởng dịch vụ của phòng đã mở rộng ra không chỉ cho sinh viên nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ mà còn hướng đến sinh viên “đa dạng thần kinh” hoặc khuyết tật, sinh viên gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, sinh viên mắc bệnh mạn tính hay phải chăm sóc người bệnh khiến việc đi học bị ảnh hưởng.

“Điều quan trọng đáng lưu ý là 20% sinh viên đăng ký sử dụng dịch vụ của ELS có tình trạng phức tạp, nghĩa là các em có thể gặp nhiều vấn đề cùng lúc”, bà Witney nói. “Những con số này nêu bật được sự đa dạng của những thách thức và tình trạng sức khỏe mà sinh viên phải đối mặt. Điều quan trọng là phải chú ý đến sức khỏe tinh thần và đa dạng thần kinh nhằm đảm bảo nhà trường có thể đưa ra hệ thống hỗ trợ và điều chỉnh phù hợp. Bằng cách đó, chúng tôi có thể tạo ra một môi trường hòa nhập, nơi nhu cầu riêng của từng sinh viên được ghi nhận và đáp ứng, thúc đẩy hình thành một cộng đồng học tập công bằng và tương hỗ hơn. Giải quyết những tình trạng sức khỏe này không chỉ nâng cao trải nghiệm giáo dục mà còn đóng góp cho phúc lợi và thành công toàn diện của sinh viên”.

ELS làm việc với nhiều khoa và phòng ban, trong đó có Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học (SEUP), nhằm đảm bảo các kế hoạch học tập công bằng của sinh viên được triển khai đúng và giáo viên nhận được hỗ trợ trong việc điều chỉnh lớp học, bài học, tài liệu giảng dạy và bài kiểm tra. Từ năm 2016, SEUP còn có hai giáo viên chuyên trách, được giao nhiệm vụ kết nối với ELS giúp nâng cao phạm vi tiếp cận và hiệu quả của dịch vụ.

Giáo viên kiêm Điều phối viên ELS của Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, ông Keiran Rossteuscher cho biết toàn bộ tài liệu giảng dạy của khoa đều thân thiện với mọi người dùng và giáo viên được tập huấn về cách tự chuẩn bị tài liệu dễ tiếp cận.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'rmit-vietnam-equitable-learning-and-accessibility-news-2' Quyền Trưởng phòng cấp cao Phòng Chăm sóc sức khỏe và Tham vấn tâm lý, ông Michael Tower (ngoài cùng, bên phải) cùng cán bộ giáo viên Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, những người đã hết sức nỗ lực giúp nâng cao phạm vi tiếp cận và hiệu quả của dịch vụ ELA.

“Do tính chất của việc giảng dạy ngôn ngữ là thường xuyên có các kỳ thi và bài kiểm tra, khoa chúng tôi có quy trình chặt chẽ để đảm bảo đưa ra điều chỉnh kịp thời và công bằng”, ông Rossteuscher nói.

“Chúng tôi chọn các phòng học lớn và dễ tiếp cận hơn khi trong lớp có học viên gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc khiếm thị”.

Trong hơn 12 tháng qua, 27 học viên theo học tại SEUP được áp dụng Kế hoạch học tập công bằng.

Năm 2017, ELS đã đưa ra sáng kiến thành lập chương trình Hỗ trợ sinh viên (SA) nhằm bổ sung thêm các hỗ trợ cho sinh viên đăng ký dịch vụ ELS trong các tiết giảng, buổi thực hành, kỳ thi và kỳ thực tập.

Chương trình tuyển dụng sinh viên hiện đang theo học tại trường để làm việc với nhiều vai trò khác nhau như ghi chép bài giảng, ghi chép trong các cuộc thi, hỗ trợ di chuyển. Khởi đầu từ dịch vụ hỗ trợ thêm với chỉ hai sinh viên, đến nay nhóm SA có 35 thành viên ở cả hai cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ hết sức đặc thù và đặc biệt này.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'rmit-vietnam-equitable-learning-and-accessibility-news-3' Chương trình Hỗ trợ sinh viên được trao giải Accessibility in Action (tạm dịch: Sáng kiến Hành động thúc đẩy hòa nhập) của ADCET - Trung tâm Thông tin khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Australia.

Khoảng 20% trong số sinh viên ELS hỗ trợ mỗi học kỳ yêu cầu được SA hỗ trợ. Từ 2019-2022, chương trình SA cung cấp tổng cộng 10.580 giờ dịch vụ. Và dịch vụ này vẫn được duy trì suốt đại dịch COVID-19 với nhiều thay đổi lớn, trong đó có cả việc chuyển sang học trực tuyến. Từ năm 2022, nhân viên SA còn tích cực tham gia chuyển đổi một số tài liệu học sang định dạng số, góp phần vào nỗ lực thúc đẩy hòa nhập số tại RMIT Việt Nam.

Năm nay, chương trình SA được trao giải Accessibility in Action (tạm dịch: Sáng kiến Hành động thúc đẩy hòa nhập) của ADCET - Trung tâm Thông tin khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Australia nhờ nỗ lực vượt bậc trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận và hòa nhập trong học tập, thiết kế và hỗ trợ sinh viên.

Cựu sinh viên ngành Kinh doanh (Kế toán) Khổng Thị Thúy Mỹ hiện đang theo học chương trình Cao đẳng tại Hoa Kỳ cho biết cô sẽ không bao giờ có thể tốt nghiệp RMIT nếu không nhận được sự hỗ trợ từ ELS.

“Tôi được chẩn đoán mắc các triệu chứng lo âu và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) nhờ dịch vụ của Phòng Chăm sóc sức khỏe RMIT. Sau đó, tôi nhận được sự hỗ trợ của ELS nhằm đảm bảo rằng tôi có thể học xong đại học mà không bị rào cản học tập nào”, Mỹ chia sẻ.

ELS hỗ trợ Mỹ đăng ký ưu tiên, gia hạn bài tập và lập kế hoạch học tập suốt chương trình học phù hợp với nhu cầu học tập khác biệt của cô.

“Hỗ trợ này giúp tôi có thêm sự tự tin và hiểu về nhu cầu học tập khác biệt của mình, nhờ đó tôi không chỉ tốt nghiệp RMIT loại Giỏi mà hiện còn theo học thêm một tấm bằng kép nữa”, Mỹ nói.

“Thời gian học ở Hoa Kỳ, tôi nhận ra rằng dịch vụ giáo dục công bằng là điều cốt lõi trong thành công của sinh viên. Là một người thụ hưởng dịch vụ của ELS, tôi có được nền tảng vững chắc chuẩn bị cho quá trình đi du học và tôi luôn chủ động tìm sự hỗ trợ để cải thiện trải nghiệm học và nâng cao thành tích học tập của mình”.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'rmit-vietnam-equitable-learning-and-accessibility-news-4' Khách tham dự ấn tượng với những gì ELA đã đạt được trong mười năm qua.

Trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập, ELS đã đổi tên thành dịch vụ Giáo dục công bằng và tiếp cận (ELA) nhằm phản ánh sự đa dạng cũng như tác động tới cộng đồng mà dịch vụ này đang phục vụ. Thay đổi này còn phù hợp với chiến lược Biến tri thức thành hành động của nhà trường và Cam kết của Đại học RMIT với Việt Nam.

Bài: Hoàng Hà

  • Chăm sóc Sức khỏe & Tâm lý

Tin tức liên quan